Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng - Hướng đi nào cho doanh nghiệp?

(Dân trí) - Nắm bắt thị trường tuyển dụng, ứng dụng công nghệ số và thay đổi tư duy để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất là những lời khuyên của chuyên gia dành cho doanh nghiệp nhằm phục hồi nguồn lực sau Covid-19.

Dịch bệnh qua đi - niềm vui thật lớn nhưng âu lo cũng thật nhiều. Đó là tình trạng của không ít doanh nghiệp hiện nay khi họ đã buộc phải cắt giảm nhân sự nhằm duy trì sự tồn tại trong cơn bão Covid-19.

Để chuẩn bị cho sự phục hồi sau dịch bệnh, bên cạnh vấn đề tạo động lực cho đội ngũ ở lại, ngay lúc này đây các nhà lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra hướng đi cho chiến lược tuyển dụng nhân sự mới.

Xuất phát từ chính bài toán cấp thiết này, ngày 16/5 vừa qua, Công ty tổ chức sự kiện & team building Luxevent đã tổ chức talkshow Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng.

Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng - Hướng đi nào cho doanh nghiệp? - 1
Bà Phạm Thị Thúy Vân - Chuyên gia ngành quản trị Nguồn nhân lực

Nằm trong chuỗi talkshow miễn phí dành cho cộng đồng doanh nghiệp của Luxevent, tiếp nối sự thành công của talkshow lần 1 với chủ đề Quản trị Nhân sự hậu Covid-19, talkshow Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng đã giúp cho 100 nhà lãnh đạo & quản trị tham gia tìm thấy hướng đi cho bài toán nguồn lực hậu Covid-19.

Bức tranh thị trường tuyển dụng hậu covid-19

Việc tối ưu chi phí để tồn tại qua cơn bão dịch bệnh khiến các doanh nghiệp không tránh khỏi phải cắt giảm nhân sự. Vì vậy, khi quay trở lại trang thái bình thường mới, điều các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng trước nhất là “tuyển bù” nhằm khôi phục lại bộ máy nhân sự.

Bên cạnh đó, nhờ thành công trong công tác dập dịch, Việt Nam đang trở thành miền đất hứa để các nước phát triển dịch chuyển làn sóng đầu tư.

Xuất phát từ hai yếu tố trên, chuyên gia dự báo bức tranh thị trường tuyển dụng hậu Covid-19 sẽ diễn ra vô cùng sôi động, với tốc độ tuyển dụng tính bằng ngày chứ không còn theo tuần hay theo tháng như trước đây.

Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng - Hướng đi nào cho doanh nghiệp? - 2
Bà Lưu Dung - CEO Công ty tổ chức sự kiện & team building Luxevent

Bà Lưu Thị Dung, CEO Công ty tổ chức sự kiện & team building Luxevent nhận định: “Đối với phần lớn nhân sự giỏi, đã có kinh nghiệm thì mức lương không phải là yếu tố được họ đặt lên hàng đầu. Điều họ quan tâm là môi trường, cơ hội học hỏi, đào tạo, lộ trình thăng tiến cũng như các chế độ phúc lợi phi tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để thu hút được nhân sự giỏi trong giai đoạn hậu Covid-19?”

Giữa thực trạng thị trường tuyển dụng như trên, bài toán “hiệu suất” - làm được việc với nguồn lực tiết kiệm hơn được chuyên gia gợi ý cho các doanh nghiệp. Để giải được bài toán này, doanh nghiệp cần chú trọng vào hai yếu tố: Ứng dụng công nghệ số trong tuyển dụng và Lựa chọn tiêu chuẩn ứng viên phù hợp nhất.

Ứng dụng công nghệ số trong tuyển dụng - Go digital

Bức tranh sôi động của thị trường tuyển dụng sau Covid-19 đã trở thành chất xúc tác để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thay vì tuyển dụng theo các hình thức truyền thống như trước đây.

Cụ thể, có 3 nền tảng công nghệ giúp cho quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp trở nên “dễ thở” hơn:

Thứ nhất, sử dụng hệ thống quản lý ứng viên (ATS - Applicant Tracking Systems). Với hình thức này, doanh nghiệp chỉ cần ngồi một chỗ để đăng tin tuyển dụng, nhận hồ sơ ứng viên ở tất cả các khu vực, quốc gia thông qua sự liên kết đến các website tuyển dụng.

Thứ hai là tìm nguồn trên mạng xã hội (Social Resourcing). Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người dân sử dụng mạng xã hội nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nhờ đó, Quảng cáo tuyển dụng Facebook, TVC giới thiệu doanh nghiệp, LinkedIn là một số cách thức giúp nhà tuyển dụng đạt được hiệu quả.

Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng - Hướng đi nào cho doanh nghiệp? - 3

Thứ ba là các công cụ tuyển dụng di động (Mobile Recuiting Tools) như công cụ đánh giá ứng viên trực tuyến (Online Assessments), phỏng vấn video (Video Interviewing), v.v..

Lựa chọn tiêu chuẩn ứng viên phù hợp nhất

Để phục hồi trở lại, nhà tuyển dụng cần phải tự “tiến hóa”: Thay vì tuyển dụng người giỏi nhất, giờ đây, doanh nghiệp cần tìm ra người phù hợp nhất - đó là những người có năng lực Agility (sự nhạy bén), đặc biệt là Learning Agility (nhạy bén học hỏi).

Chiến lược tuyển dụng hiệu quả vượt khủng hoảng - Hướng đi nào cho doanh nghiệp? - 4

Theo một kết quả nghiên cứu năm 2014 của Korn Kerry, một doanh nghiệp có Ban quản trị nhạy bén có mức lợi nhuận cao hơn 25% so với các công ty cùng lĩnh vực. Những cá nhân có nhạy bén học hỏi cao được thăng tiến nhanh gấp hai lần. CEO Microsoft, Satya Nadella cũng đã thay đổi văn hóa tại tập đoàn từ “Biết tuốt” (Know-it-all) trở thành “Học tuốt” (Learn-it-all) đã cho thấy tầm quan trọng của sự nhạy bén học hỏi bên trong mỗi nhân viên.

Kết

Kỷ nguyên chúng ta đang sống là kỷ nguyên VUCA, nơi có rất nhiều biến động (Volatility), sự không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity), và cả sự mơ hồ (Ambiguity). Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trong trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp luôn cần phải biến hóa, thay đổi, kết hợp nguồn lực linh hoạt nhằm tạo nên những con người “Learning Agility” cũng như một doanh nghiệp mang đậm nét văn hóa Agile. Bởi người sống sót cuối cùng không phải là người thông minh hay tài giỏi, mà là một người nhanh nhạy, có khả năng thích nghi trong mọi tình huống.

Đón xem và đăng ký tham gia chuỗi talkshow miễn phí tiếp theo của Luxevent, quý doanh nghiệp có thể theo dõi tại website https://luxevent.vn/

Trường Thịnh