"Chấm điểm" các dự án xanh miền Bắc

Trào lưu "sống xanh" lên ngôi đã tạo động lực để rất nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho một căn hộ gắn mác "xanh". Nhưng làm thế nào để định giá một công trình "xanh" là thực sự đáng tiền?

"Xanh" không chỉ là nhãn mác

Ai cũng biết, "xanh" không phải tiêu chuẩn các chủ đầu tư tự đặt ra cho vui hay để tùy tiện nâng giá, mà nằm trong quy hoạch phát triển đô thị nói chung. Theo các tài liệu công bố của Bộ Xây dựng, công trình xanh không chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn gánh vác nghĩa vụ tiết kiệm năng lượng cho quốc gia.

Đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ một dự án xanh đương nhiên vẫn là cư dân sống tại đó. Bên cạnh giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, nâng cao năng suất lao động, sức khỏe của người sử dụng công trình, ngôi nhà xanh đúng chuẩn còn có thể tiết kiệm cho gia chủ 20-40% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ thiết kế thông minh, thân thiện môi trường và quy trình vận hành được tính toán kỹ.

"Chấm điểm" các dự án xanh miền Bắc - 1

Tuy nhiên, chỉ riêng vật liệu và tài nguyên thân thiện với môi trường đã khiến chi phí đầu tư đội thêm từ 5-20%. Các đc thù của dự án xanh như mật độ xây dựng thấp, quỹ đất lớn cho hệ thống cây xanh, công viên, đường dạo… càng là thách thức lớn với quỹ đất Thủ đô hạn hẹp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các "tay chơi" dự án xanh đời đầu như Ecopark, Xanh Villas lựa chọn khu vực cách xa nội đô để thoải mái "ghi điểm" về diện tích quy hoạch. Nằm trên địa phận Hưng Yên, cách Hà Nội 10km, Ecopark - dự án gần 500 ha đã tạo bước ngoặt cho thị trường ở thời điểm ra mắt.

Thị trường ngày một nhạy tin cũng khiến các dự án xanh bước vào cuộc chạy đua danh hiệu. Tiếp bước Ecopark, một dự án ở phía Tây Bắc là EcoLife Capitol nhận chứng chỉ công trình xanh EDGE từ Tổ chức tài chính quốc tế (IFC).

"Điểm sáng xanh" tiến vào khu trung tâm

Bước qua thời kì bong bóng cực thịnh, tốc độ đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng không đáp ứng được kì vọng khiến không ít nhà đầu tư thận trọng hơn với các dự án ở xa. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của nhóm dự án xanh nội thành đã phá vỡ công thức "muốn xanh phải xa" đang làm nản lòng khách hàng Hà thành. Cách trung tâm Thủ đô chỉ gần 4km về phía Nam, Vinhomes Times City (hay còn gọi là dự án Park Hill) được bao phủ bởi hệ thực vật đa dạng, các căn hộ được thiết kế thông minh về công năng sử dụng và tiết kiệm năng lượng.

"Chấm điểm" các dự án xanh miền Bắc - 2

Cũng ngay cạnh đó là dự án Green Pearl do Công ty Cổ phần phát triển nhà Phong Phú – Daewon – Thủ Đức làm chủ đầu tư, được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái nội đô. Với tổng diện tích quy hoạch 28.736,2m2, mật độ xây dựng chỉ 37%. Tính ra, mật độ cây xanh trên đầu người tại Green Pearl vào khoảng 16m2/người cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đất cây xanh công viên của đô thị đặc biệt hiện nay 7-9m2/người và đô thị loại I-II từ 6- 7,5m2/người. Dự án tập trung khai thác không gian sống xanh với cây xanh và các loại thực vật đa dạng được khai thác một cách tối đa trên các con đường tản bộ, khuôn viên xung quanh dự án, vườn thượng uyển trên cao… đặc biệt không gian xanh còn được các kiến trúc sư của Kyta-Singapore kết hợp khéo léo với khu shophouse mua sắm để biến chúng thành một khu vườn trong nhà cho các cư dân tại đây được “hòa với thiên nhiên mọi lúc, mọi nơi”. Ngoài ra, dự án cũng chú trọng việc cân đối giữa không gian sinh hoạt năng động, hiện đại với đầy đủ các dịch vụ tiện ích như bể bơi, khu chăm sóc sức khỏe (Gym, Spa, Yoga…) và không gian riêng tư, yên tĩnh, an toàn bởi hệ thống an ninh bảo vệ 24/24, cùng với hệ thống camera được lắp đặt tại toàn bộ tuyến phố trong khu đô thị, trong từng hành lang khu căn hộ đảm bảo cho mỗi cư dân tại đây có thể tận hưởng không gian riêng tư và an toàn tách biệt với không gian ồn ào của phố thị bên ngoài.

Ảnh tổng thể dự án Green Pearl
Ảnh tổng thể dự án Green Pearl

Tập hợp tất cả các ưu điểm của "xanh" và "gần", đương nhiên giá cả của nhóm dự án mới này cũng không hề thấp. 100% dự án xanh nội đô hiện tại đều nằm ở phân khúc cao cấp, với số lượng bán ra mỗi đợt không nhiều.

Cuộc chạy đua "xanh hóa" của các ông lớn sẽ đi về đâu? Trong tương lai gần, rất khó để khẳng định "ngoại đô" sẽ trở lại hay "nội đô" tiếp tục thắng thế; những tay chơi đến sau sẽ có bước đột phá gì để giải bài toán xanh khi quỹ đất không còn. Nhưng điều chắc chắn là khác với nhiều tiêu chí cạnh tranh khác, cuộc đua xanh đang đem lại diện mạo tích cực và bền vững cho quy hoạch thủ đô, cũng như tạo ra những lựa chọn có lợi cho người tiêu dùng.

K. Hoàng