1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cạnh tranh là trái tim của nền kinh tế thị trường

TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương - đã phát biểu như vậy tại hội thảo “Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam” diễn ra ngày 8/4 tại Hà Nội.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Cùng trong nhịp suy nghĩ đó, tất cả các diễn giả, đại biểu đều thống nhất, cần phải xã hội hóa để phát triển ngành hàng không VN, để hành khách đi máy bay được thụ hưởng dịch vụ đạt chất lượng cao hơn. Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã kết luận hội thảo với tinh thần rất quyết liệt, đó là xã hội hóa quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay là một xu hướng tất yếu, không thể chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước.

Đã xã hội hóa khai thác đường bay trên trời, dĩ nhiên không thể không xã hội hóa khai thác các dịch vụ mặt đất. Làm không được chỉ có lý do vì chúng ta còn kém.

Tham luận của Cục trưởng Cục Hàng không VN - ông Lại Xuân Thanh, của TGĐ TCty Cảng Hàng không VN (ACV) - ông Lê Mạnh Hùng, đều chỉ ra những thông tin cụ thể, trên thế giới, trong khu vực đã xã hội hóa khai thác cảng hàng không từ lâu. Báo chí hỏi thẳng ông Lê Mạnh Hùng một câu, nếu xã hội hóa, cho tư nhân tham gia, liệu ACV có mất lợi thế độc quyền hay không? Ông Lê Mạnh Hùng cũng thẳng thắn, đã là chủ trương của Chính phủ, của ngành, có lợi cho đất nước, thì phải thực hiện. ACV cũng làm nhiệm vụ của một DN, bình đẳng như các DN khác. Càng mở rộng sự tham gia của các DN, người dân càng được lợi.

Một tín hiệu vui là các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế, phát biểu đồng thuận chủ trương xã hội hóa. Không thể “bắt” Nhà nước phải gánh tất cả nhu cầu của cả xã hội, trong lúc nguồn lực từ xã hội là một tài nguyên. Chứng minh cụ thể tại hội thảo là thông tin từ Vietjet, nhờ chính sách mở cửa cho tư nhân tham gia vận chuyển hàng không, Vietjet có 23 chiếc tàu bay mà không cậy vào tiền của Nhà nước, năm 2014 nộp ngân sách trên 1.400 tỉ đồng, lũy kế 2.600 tỉ đồng. Vậy thì, dọn đường cho DN tham gia dịch vụ mặt đất, có thể tin rằng, có nhiều DN tham gia, sẽ đột phá để phát triển ngành hàng không VN.

Có ý kiến lo lắng chuyển độc quyền từ DNNN sang độc quyền DN tư nhân. Không nên quá lo như vậy, thế giới tư nhân hóa từ lâu, nhưng họ có thua VN đâu. Nhiều DN tham gia đầu tư, nói như TS Võ Trí Thành, sẽ ẩn chứa đằng sau cái hay, cái đẹp, đó là cạnh tranh. Chỉ có điều, Nhà nước làm ông trọng tài, giám sát công bằng và đỡ nâng bằng các chính sách hiệu quả để DN thành công. 
 
Theo Lê Thanh Phong
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm