1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cần Thơ xin xóa nợ cho Nông trường sông Hậu

(Dân trí) - UBND thành Phố Cần Thơ đã có văn bản xin Chính phủ xóa 150 tỷ đồng nợ gốc tồn đọng nhiều năm nay tại nông trường sông Hậu (Cần Thơ).Ngày 4/4 ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ xác nhận thông tin trên.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Ô nhiễm biến đô thị Trung Quốc thành “thành phố ma”

* Hơn 3.200 hàng Nhật hưởng thuế suất 0%: Kẻ mừng, người lo

* 3 "hổ lớn" Trung Quốc bị điều tra tham nhũng

* Hà Nội: Căn hộ cao cấp "sốt" trở lại, biệt thự/liền kề tăng giá

* Người nuôi thủy sản khốn đốn vì dự án nạo vét sông

* Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc: Đề phòng thủ thuật “ép giá”

Được biết, Cần Thơ đã nhiều lần đề nghị với Chính phủ và cũng nhiều lần họp với các bộ ngành liên quan nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết được.Việc xin xóa khoản nợ gốc nói trên nhằm mục tiêu giúp địa phương có thể hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa nông trường sông Hậu trong năm nay theo lộ trình của Chính phủ đề ra.

Nếu được cổ phần hóa chuyển đổi thành công ty sẽ tạo được một vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng với quy mô lớn sẽ là cầu nối trong mối liên kết ba nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nông dân trong chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cao tiên tiến …

Thành lập 4/1979 từ vùng đất hoang hóa ngập nước, nông trường sông Hậu đã nhanh chóng huy động các nguồn lực để khai hoang, tổ chức sản xuất trên tổng diện tích gần 7.000ha, với hơn 2.500 hộ nông trường viên. Sau 10 năm xây dựng nông trường đã cơ giới hóa gần như toàn bộ các khâu trong sản xuất nông nghiệp.

Năm 1992, nông trường được phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất giống và thực phẩm nguyên liệu, chế biến nông - thủy sản, sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu, hàng may mặc, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, thi công xây dựng, thủy lợi, công nghiệp...

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, nông trường này gặp nhiều khó khăn dẫn đến phải vay nợ ngân hàng. Đến thời điểm hiện tại nông trường này đang nợ các ngân hàng khoảng 300 tỷ đồng, trong đó hơn 150 tỷ đồng tiền gốc và gần 150 tỷ đồng tiền lãi. Giá trị toàn bộ tài sản nông trường chỉ có 67,4 tỉ đồng. 

Phạm Tâm

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm