Các nhà đầu tư vào Trung Quốc: Chuyện gì đang xảy ra?

Đại gia BĐS Trung Quốc ngã ngựa, nhiều điều đã lộ ra. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không khỏi đặt câu hỏi: Chuyện gì đang xả ra?

Câu chuyện của Kaisa Group Holdings Ltd.

Tập đoàn Kaisa Group Holdings Ltd., công ty hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản và có trụ sở tại Thâm Quyến, đã vỡ nợ do không trả được khoản lãi 52 triệu USD quá hạn phát sinh từ trái phiếu niêm yết bằng USD (sau 30 ngày gia hạn). Tổng số nợ của Tập đoàn này lên tới 65 tỉ Nhân dân tệ (10,5 tỉ USD).

Các nhà đầu tư vào Trung Quốc: Chuyện gì đang xảy ra?
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Giá trị thị trường của Kaisa Group Holdings Ltd. đã giảm còn 1,2 tỉ USD kể từ tháng 10 năm ngoái (theo số liệu của Bloomberg) ngay khi có dấu hiệu cho thấy Tập đoàn này đang gặp vấn đề và thực tế thì Kaisai đã không thể trả một khoản nợ vào thứ 2 vừa qua. Điều tra chống tham nhũng, hình hình tài chính không rõ ràng, chính sách điều hành doanh nghiệp cứng nhắc là những lý do cho sự sụp đổ của Kaisa. Chỉ mới 10 tháng trước, Kaisa còn sở hữu tới 1,5 tỉ đô la Mỹ tiền mặt. Tất nhiên, trong kinh doanh thì không thể nói trước được điều gì.

Những dấu hiệu trước đó cho thấy sự bất ổn của Kaisa chính là việc Tập đoàn này phải ra thông cáo vào ngày 17/10, bác bỏ những lời đồn thổi về việc Chủ tịch Tập đoàn ông Kwok Ying Shing đã biến mất. 1 tuần sau đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ông Jiang Zunyu, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và pháp lý Thâm Quyến đang nằm trong diện điều tra. Ông này đã bị cáo buộc về hành vi bòn rút công quỹ của các dự án xây dựng với trị giá lên tới hàng trăm triệu USD.

Bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài

“Một doanh nghiệp từng rất thành công giờ lại lâm vào cảnh nợ nần. Điều này có thể xảy ra bất cứ đây tại bất cứ thời điểm nào. Đây chính là những rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc,” theo ông Raymond Chia, Trưởng bộ phận nghiên cứu Tín dụng, Tập đoàn Schroder Investment Management Ltd., công ty quản lý 468 tỉ USD trái phiếu, trong đó có Trung Quốc.

Các nhà đầu tư vào Trung Quốc: Chuyện gì đang xảy ra?

Các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã rất đau đầu trước việc họ “mù tịt” thông tin về các cuộc điều tra chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng những rủi ro khi đầu tư vào một thị trường tài chính thiếu minh bạch.

Vụ việc của Kaisa đã “dạy cho các nhà đầu tư một bài học" và họ rõ ràng sẽ nâng mức bảo hiểm đối với các khoản nợ của Trung Quốc và thẳng tay từ chối những công ty có tình hình tài chính yêu kém, theo ông Franco Leung, chuyên gia phân tích tại Moody’s Investors Service, Hong Kong. Ông này cũng cho biết thêm, trái phiếu của các công ty Trung Quốc tại thị trường nước ngoài theo đánh giá của ông đã giảm khoảng 50% trong quý 1/2015.

“Nếu như trước đây hỗ trợ về chính trị được coi là điểm cộng của các Tập đoàn của Trung Quốc thì giờ đây điều này đã không còn. Chúng tôi sẽ phải thận trọng hơn.” Theo ông Heo Joon Hyuk, Trưởng Văn phòng tại New York, tập đoàn Mirae Asset Global Investments Co., - công ty quản lý $64 billion tỷ trái phiếu toàn cầu.

Vẫn còn nhiều dấu hỏi xung quanh vụ Kaisa

Trở lại câu chuyện của Tập đoàn Kaisa. Các nguồn tin thân cận cho biết vào tháng 1/2015, Kaisa đã bị điều tra do liên quan tới ông Jiang, người đã từng là bí thư huyện ủy Longgang, nơi Kaisa đã không được tiếp tục cấp phép các dự án bất động sản. Trước đó, ngày 31/12, người đứng đầu Kaisa đã tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe và bán cổ phần chi phối gia đình ông đang nắm giữ cho Sunac China Holdings Ltd., sau đó.

Khi vụ việc của Kaisa vỡ lở, các nhà đầu tư trong nước đã nhanh chân phong tỏa tài sản trong khi các các nhà đầu tư ngoại tiếp tục quan sát. Điều này càng đẩy Kaisa vào khủng hoảng. Công ty này cũng không thể bán được nhà (của các dự án trước đó) ngay cả khi chính quyền thành phố Thâm Quyến dỡ bỏ một số lệnh cấm (theo phán quyết của tòa). Không ai lý giải được tại sao tòa án lại đưa ra những lệnh cấm đối với Kaisa trước đó (để rồi sau đó lại dỡ bỏ).

Các khoản vay lãi của Kaisa đã tăng gấp đôi từ tháng 6 đến tháng 12,2014, trong khi trái phiếu phát hành bằng đồng đô la của công ty chỉ được giao dịch trong khoảng từ 29,6 đến 85 cent trogn năm 2015. Nỗ lực cứu Kaisa của Sunac (Tập đoàn đã mua lại cổ phiếu chi phối của Chủ tịch Kaisa) cũng không thành công khi các cổ đông khác yêu cầu tái cơ cấu nợ trước khi tiến hành cải tổ, trong khi các chủ nợ lại từ chối do phải chờ đến khi kết quả kinh doanh thường niên năm 2014 được công bố.

Mặc dù kết quả kinh doanh 2014 chưa được công bố, những các bên liên quan đã phát hiện ra rằng kết quả kinh doanh 2014 của Kaisa là âm, không phải tăng trưởng như kế hoạch. Điều này sau đó đã được Kaisa xác nhận khiến mọi thứ càng trở nên rối rắm. Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện lại càng trở nên khó hiểu khi ngày 13 tháng 4 vừa ông Chủ tịch mới cáo ốm ngày 31/12/2014 của Kaisa đã quay lại điều hành công ty.

“Các cổ đông không thể hiểu được Kaisa đang phải gặp khó khăn như thế nào”, phát biểu của Chủ tịch Sunac, ông Sun Hongbin tháng 3, khi ông này lý giải việc công ty sẽ không trả tiền cho các nhà đầu tư cho tới khi thương vụ mua lại Kaisa hoàn tất. Phát biểu này sau đó đã bị các nhà phân tích vặn lại rằng, các cổ đông làm sao có thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra?

“Điều gì đang xảy ra với tài sản của họ (các cổ đông)? Sẽ có gì trong báo cáo thường niên năm 2014 của công ty (chưa công bố)? Tại sao ông Chủ tịch cũ lại quay lại? Chúng tôi chẳng hiểu gì cả!” những câu hỏi được ông Jeffrey Gao, nhà phân tích, Nomura Holdings Inc., đặt ra.

Theo K.T
Đất Việt/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”