1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Các ngân hàng tiết kiệm và bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương “gặp gỡ” tại Hà Nội

Hôm nay (21/5), trên 80 lãnh đạo ngân hàng, nhà quản lý và hoạt động trong lĩnh vực tài chính đến từ hơn 20 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng một số tổ chức quốc tế đã gặp gỡ tại Hà Nội.

Hôm nay 21/5, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Hiệp hội Ngân hàng Tiết kiệm và Bán lẻ Thế giới (WSBI) tổ chức Hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20. Đây là lần đầu tiên Hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam.

Hội nghị quy tụ được trên 80 lãnh đạo ngân hàng, nhà quản lý và hoạt động trong lĩnh vực tài chính đến từ hơn 20 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Quốc gia Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ấn Độ, Ngân hàng Bưu chính Hàn Quốc, Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ Thái Lan, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Trung Quốc mượn diễn đàn khu vực cảnh báo châu Á về liên minh quân sự

Với chủ đề “Biến những thách thức tiếp cận tài chính thành cơ hội kinh doanh”, mục tiêu của Hội nghị là đánh giá những thành tựu của WSBI đã đạt được trong 90 năm qua, thảo luận về những bước phát triển trên thị trường ngân hàng bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các chính sách tài chính cũng như chia sẻ những sáng kiến nhằm mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tài chính, đem lại lợi ích cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để bàn bạc về việc củng cố mối quan hệ hợp tác trong khu vực, đặc biệt là các cơ hội hợp tác kinh doanh xuyên biên giới theo lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Trong ngày hội nghị đầu tiên, ngày 21/5, 2 chủ đề chính là “Đổi mới ngân hàng bán lẻ để cung ứng dịch vụ tài chính cho người nghèo” và “Mô hình Ngân hàng - Bưu điện thúc đẩy tài chính vi mô” là những nội dung quan trọng được các thành viên WSBI thảo luận sôi nổi.

Khung cảnh buổi gặp gỡ tại Hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm
Khung cảnh buổi gặp gỡ tại Hội nghị thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Hiện các ngân hàng trên thế giới có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động sang các thị trường tiềm năng, tăng cường đa dạng hóa sản phẩm nhằm khai thác các cơ hội mới trong kinh doanh. Do đó, lĩnh vực tài chính vi mô, tiếp cận lĩnh vực tài chính toàn diện dành được sự quan tâm và đóng ví trí quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực và trên thế giới.

“Với chủ đề “Biến những thách thức tiếp cận tài chính thành cơ hội kinh doanh”, tôi hy vọng hội nghị sẽ là một diễn đàn tốt để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau xây dựng phát triển phù hợp ngân hàng bán lẻ cũng như củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực quan trọng này”, Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng cho hay.

Trong phần tham luận với chủ đề “Mô hình Ngân hàng - Bưu điện thúc đẩy tài chính vi mô” của LienVietPostBank - đại diện nước chủ nhà, đồng thời với tư cách là nhà đồng tổ chức, TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank nhấn mạnh rằng, một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại trong thời điểm hiện nay là phải luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng trong nước đã chú trọng hơn tới việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn (chiếm 2/3 tổng dân số Việt Nam) trong thời gian qua. Mô hình “ngân hàng – bưu điện” hiện đã được hình thành tại nhiều nước trên thế giới và việc tận dụng mạng lưới bưu chính để phát triển thị trường của các ngân hàng là giải pháp hiệu quả. Bởi hầu như không có nước nào mà các ngân hàng có thể phủ sóng mạng lưới rộng khắp cả nước như ngành bưu chính, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Sự ra đời của LienVietPostBank chính là nằm trong xu hướng phát triển tất yếu để cung cấp các dịch vụ tài chính nâng cao đời sống cho cộng đồng khách hàng cá nhân, đặc biệt là cộng đồng người nghèo khu vực nông thôn. Với mạng lưới rộng lớn trên 80 điểm giao dịch ngân hàng và quyền khai thác dịch vụ tiết kiệm bưu điện tại hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện phủ rộng tới cấp xã, phường trên 63 tỉnh, thành của Việt Nam, ông Hưởng cho rằng đó chính là lợi thế, là nền tảng vững chắc để LienVietPostBank thúc đẩy các hoạt động huy động tiết kiệm và tài chính vi mô, hỗ trợ người dân nghèo trên cả nước.

Nhật Hà
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước