Các chiêu giữ chân người lao động đầu năm
Thường, đầu năm là lúc các doanh nghiệp đau đầu với việc người lao động không quay trở lại làm việc. Có nhiều lý do: Người lao động muốn “nhảy” việc tìm tới chỗ lương cao hơn, muốn…ở quê đến hết tháng giêng ăn chơi, hội làng.
Tuần làm việc đầu tiên của năm Quý Tỵ cho thấy lực lượng lao động không biến động lớn như những năm trước đây. Tổ chức Công đoàn đã góp một phần rất lớn trong việc giữ chân người lao động, để doanh nghiệp ổn định sản xuất, không phải lo tuyển dụng và đào tạo mới.
Tại TPHCM, chỉ các DN thuộc ngành dệt may, da giày có nhu cầu tuyển dụng tăng nhẹ. Ảnh: L.Tuyết
Bài 1: Doanh nghiệp an tâm vì lao động sau tết ổn định
Không như những năm trước, sau Tết Nguyên đán, các DN tại TPHCM lại lo thiếu hụt lao động, năm nay sau tuần làm việc đầu tiên của Tết Quý Tỵ nhiều DN phấn khởi cho biết, lao động sau tết khá ổn định, LĐ nhảy việc giảm...
95% số CN trở lại làm việc ngay sau tết
Theo báo cáo về tình hình trở lại làm việc sau tết của NLĐ tại gần 200 DN có đông LĐ tại 15 KCN-KCX TPHCM của Ban quản lý (BQL) các KCX-KCN (Hepza) cho thấy, NLĐ trở lại làm việc chiếm 95% tổng số LĐ của DN. Nhiều DN đạt tỉ lệ gần tuyệt đối như Cty Toyo Precision, Strongman, Latek, dầu Cái Lân...
Năm nay do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ được các DN bố trí từ 9-10 ngày, một số DN thủy sản do thiếu nguyên liệu sản xuất nên nghỉ tết đến hết ngày 24.2 (hết rằm tháng giêng) nên tinh thần của NLĐ trở lại làm việc khá phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cty TNHH liên doanh Vĩnh Hưng (may xuất khẩu, Q.12) - cho biết: “Số lao động của Vĩnh Hưng trên 3.800 người, trong đó có khoảng 3.650 người là đoàn viên công đoàn. Cty sản xuất trở lại từ ngày 9.1 âm lịch. Đến thời điểm này đã có hơn 95% số CN vào làm việc. Khoảng 4-5% số CN xin nghỉ thêm vài ngày có lý do chính đáng...
Thông tin từ Hepza, sau tết, một số DN có các đơn hàng 6 tháng, 4 tháng nên nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của các DN tăng nhẹ, chủ yếu là DN ngành dệt may, da giày. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong tháng 2 và tháng 3, TP cần 45.000 LĐ ổn định và 8.000 LĐ thời vụ. Sự thiếu hụt lao động sau tết chỉ là cục bộ trong một số nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như dệt - may, chế biến lương thực - thực phẩm...
Chăm lo tốt, NLĐ gắn bó lâu dài
Như trước tết, tình hình tuyển dụng LĐ ở các DN sau tết cũng đìu hiu không kém, lực lượng lao động xin việc cũng giảm. Ghi nhận tại một số KCN-KCX như Linh Trung, Tân Bình, Tân Thuận, số lượng DN đăng tuyển dụng không nhiềụ như những năm trước. Chị Vân, quê Hà Tĩnh, do năm 2012 kinh doanh khó khăn, Cty chị thu hẹp sản xuất, chị và gần 100 chị em khác mất việc. Trên tay cầm 3 bộ hồ sơ xin việc, ra khỏi nhà trọ từ sáng để đi xin việc, chị Vân cho biết: “Có mấy Cty đăng tuyển dụng nhưng họ cứ đăng từ năm này qua năm khác, chẳng biết họ có thiếu người thật hay không. Nộp hồ sơ họ vẫn nhận nhưng không dám chắc là có việc làm”.
Anh Nguyễn Vĩnh Sang - phụ trách tuyển dụng một Cty giày da, KCN Tân Bình - cho hay, hiện yêu cầu tuyển dụng LĐ của DN cũng khắt khe hơn, trình độ cao lên và tuổi đời thì giảm xuống. Nếu thấy ứng viên nào trong một thời gian ngắn thay đổi quá nhiều chỗ làm thì DN cũng rất ngại tuyển dụng vì sợ LĐ đó lại nhảy việc. Nếu từ giữa năm 2012 trở về trước, LĐ rất dễ nhảy việc để tìm kiếm việc làm mới thì trong thời gian gần đây, tình trạng nhảy việc giảm hẳn. “Bây giờ mà nhảy việc thì chỉ có nhảy về nhà thôi. Kiếm việc bây giờ không dễ, trong khi lại phải bắt đầu lại từ đầu ở một Cty mới, mọi thứ mới, lương mới, thu nhập giảm hẳn” - anh Sang phân tích.
Bên cạnh đó, các DN đã có nhiều biện pháp giữ chân NLĐ như tổ chức xe đưa đón CN về quê ăn tết, CĐ tặng quà, thăm hỏi cho CN ở lại TPHCM ăn tết, cho phép CN ở xa được nghỉ thêm vài ngày vẫn tính lương... Tại Cty Vĩnh Hưng, trước tết, CN ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc của Cty sau khi được nhận thưởng 1 tháng lương, quà tết 200.000 đồng, được 25 chuyến xe đưa về tận nhà. Cty cho CN nghỉ tết từ ngày 26.12 âm lịch...
Theo ông Nguyễn Tấn Định-Phó ban Hepza - để thị trường LĐ sau tết ổn định được như năm nay là sự cố gắng từ nhiều phía. “Hepza tăng cường kiểm tra, giám sát trả lương cho NLĐ. Việc chấp hành pháp luật của DN ngày càng cao, tăng lương cho NLĐ theo định kỳ, quan tâm hơn nữa đến NLĐ như nhà trẻ, hỗ trợ chi phí nhà trọ... làm cho NLĐ thấy được ổn định công việc ở một nơi là tốt. Tết vừa qua CĐ các cấp phối hợp với DN, TP có nhiều chương trình hỗ trợ, chăm lo cho NLĐ với số tiền gần 800 tỉ đồng, trong đó kinh phí từ các cấp CĐ gần 100 tỉ đồng. Công tác chăm lo tốt góp phần lớn vào việc tạo sự gắn kết lâu dài giữa DN và NLĐ”.
Không như những năm trước, sau Tết Nguyên đán, các DN tại TPHCM lại lo thiếu hụt lao động, năm nay sau tuần làm việc đầu tiên của Tết Quý Tỵ nhiều DN phấn khởi cho biết, lao động sau tết khá ổn định, LĐ nhảy việc giảm...
95% số CN trở lại làm việc ngay sau tết
Theo báo cáo về tình hình trở lại làm việc sau tết của NLĐ tại gần 200 DN có đông LĐ tại 15 KCN-KCX TPHCM của Ban quản lý (BQL) các KCX-KCN (Hepza) cho thấy, NLĐ trở lại làm việc chiếm 95% tổng số LĐ của DN. Nhiều DN đạt tỉ lệ gần tuyệt đối như Cty Toyo Precision, Strongman, Latek, dầu Cái Lân...
Năm nay do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ được các DN bố trí từ 9-10 ngày, một số DN thủy sản do thiếu nguyên liệu sản xuất nên nghỉ tết đến hết ngày 24.2 (hết rằm tháng giêng) nên tinh thần của NLĐ trở lại làm việc khá phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cty TNHH liên doanh Vĩnh Hưng (may xuất khẩu, Q.12) - cho biết: “Số lao động của Vĩnh Hưng trên 3.800 người, trong đó có khoảng 3.650 người là đoàn viên công đoàn. Cty sản xuất trở lại từ ngày 9.1 âm lịch. Đến thời điểm này đã có hơn 95% số CN vào làm việc. Khoảng 4-5% số CN xin nghỉ thêm vài ngày có lý do chính đáng...
Thông tin từ Hepza, sau tết, một số DN có các đơn hàng 6 tháng, 4 tháng nên nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của các DN tăng nhẹ, chủ yếu là DN ngành dệt may, da giày. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong tháng 2 và tháng 3, TP cần 45.000 LĐ ổn định và 8.000 LĐ thời vụ. Sự thiếu hụt lao động sau tết chỉ là cục bộ trong một số nhóm ngành sử dụng nhiều lao động như dệt - may, chế biến lương thực - thực phẩm...
Chăm lo tốt, NLĐ gắn bó lâu dài
Như trước tết, tình hình tuyển dụng LĐ ở các DN sau tết cũng đìu hiu không kém, lực lượng lao động xin việc cũng giảm. Ghi nhận tại một số KCN-KCX như Linh Trung, Tân Bình, Tân Thuận, số lượng DN đăng tuyển dụng không nhiềụ như những năm trước. Chị Vân, quê Hà Tĩnh, do năm 2012 kinh doanh khó khăn, Cty chị thu hẹp sản xuất, chị và gần 100 chị em khác mất việc. Trên tay cầm 3 bộ hồ sơ xin việc, ra khỏi nhà trọ từ sáng để đi xin việc, chị Vân cho biết: “Có mấy Cty đăng tuyển dụng nhưng họ cứ đăng từ năm này qua năm khác, chẳng biết họ có thiếu người thật hay không. Nộp hồ sơ họ vẫn nhận nhưng không dám chắc là có việc làm”.
Anh Nguyễn Vĩnh Sang - phụ trách tuyển dụng một Cty giày da, KCN Tân Bình - cho hay, hiện yêu cầu tuyển dụng LĐ của DN cũng khắt khe hơn, trình độ cao lên và tuổi đời thì giảm xuống. Nếu thấy ứng viên nào trong một thời gian ngắn thay đổi quá nhiều chỗ làm thì DN cũng rất ngại tuyển dụng vì sợ LĐ đó lại nhảy việc. Nếu từ giữa năm 2012 trở về trước, LĐ rất dễ nhảy việc để tìm kiếm việc làm mới thì trong thời gian gần đây, tình trạng nhảy việc giảm hẳn. “Bây giờ mà nhảy việc thì chỉ có nhảy về nhà thôi. Kiếm việc bây giờ không dễ, trong khi lại phải bắt đầu lại từ đầu ở một Cty mới, mọi thứ mới, lương mới, thu nhập giảm hẳn” - anh Sang phân tích.
Bên cạnh đó, các DN đã có nhiều biện pháp giữ chân NLĐ như tổ chức xe đưa đón CN về quê ăn tết, CĐ tặng quà, thăm hỏi cho CN ở lại TPHCM ăn tết, cho phép CN ở xa được nghỉ thêm vài ngày vẫn tính lương... Tại Cty Vĩnh Hưng, trước tết, CN ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc của Cty sau khi được nhận thưởng 1 tháng lương, quà tết 200.000 đồng, được 25 chuyến xe đưa về tận nhà. Cty cho CN nghỉ tết từ ngày 26.12 âm lịch...
Theo ông Nguyễn Tấn Định-Phó ban Hepza - để thị trường LĐ sau tết ổn định được như năm nay là sự cố gắng từ nhiều phía. “Hepza tăng cường kiểm tra, giám sát trả lương cho NLĐ. Việc chấp hành pháp luật của DN ngày càng cao, tăng lương cho NLĐ theo định kỳ, quan tâm hơn nữa đến NLĐ như nhà trẻ, hỗ trợ chi phí nhà trọ... làm cho NLĐ thấy được ổn định công việc ở một nơi là tốt. Tết vừa qua CĐ các cấp phối hợp với DN, TP có nhiều chương trình hỗ trợ, chăm lo cho NLĐ với số tiền gần 800 tỉ đồng, trong đó kinh phí từ các cấp CĐ gần 100 tỉ đồng. Công tác chăm lo tốt góp phần lớn vào việc tạo sự gắn kết lâu dài giữa DN và NLĐ”.
Theo Lê Tuyết
Lao Động