Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam?

Châu Âu từ lâu đã được biết đến là cái nôi của hàng hiệu cao cấp, khi các thợ thủ công nhà nghề nhất thế giới đều tập trung ở các nước với ngành thời trang phát triển bậc nhất như Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Anh. Bally là thương hiệu cao cấp đến từ Thuỵ Sĩ, được hình thành từ năm 1851, cung cấp các sản phẩm như quần áo may sẵn, giày dép, túi xách và phụ kiện bằng da hoàn hảo.

Di sản – niềm tự hào Bally

Thị trường thời trang, đặc biệt trong ngành thời trang xa xỉ, di sản là một thước đo khẳng định đẳng cấp mà mọi thương hiệu luôn muốn truyền tải đến khách hàng. Với tuổi đời hơn 160 năm, Bally tự hào là người anh cả tiên phong trên thị trường thời trang cao cấp, ra đời trước cả thương hiệu nổi tiếng Louis Vuitton 3 năm. Hai anh em nhà Bally, Carl Franz Bally và Fritz Bally từ việc đóng ra những đôi giày bốt nữ cột dây bằng da ngay tại quê nhà của hai người – thành phố Schonenwerd, Thụy Sĩ đã thành lập thương hiệu vào năm 1851. Sẽ không ngoa khi nói rằng Bally đã được vinh dự dõi theo bước chân của lịch sử, khi Nữ Hoàng Vương Quốc Anh – Elizabeth Đệ Nhị mang trên chân mình đôi giày lụa vàng Bally trong lễ trao vương miện của Người hơn gần 70 năm trước.

Sản phẩm từ da của Bally luôn luôn được khách hàng tin tưởng để lựa chọn và mua sắm. Nhưng vì tính chất cổ điển, Bally trong nhiều năm chưa thực sự chứng kiến một sự thay đổi hoàn thiện nào trong thiết kế để cạnh tranh với các nhãn hàng đương đại mới ra đời sau này. Chính vì thế, nhiều tín đồ thời trang cho rằng thời trang Bally còn quá cứng nhắc, chưa đủ hiện đại phục vụ giới trẻ thành đạt – hình ảnh ‘Swiss Miss’ chưa tiến hóa thành ‘Swiss Modern’.

Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 1

Làn gió mới xuất hiện

“Điều yêu thích nhất của tôi ở Bally chính là sự tiên phong ở mọi đẳng cấp” - CEO của Bally – ông Frederic de Narp, từng đảm nhiệm chức giám đốc tại hãng nữ trang danh tiếng Harry Winston cho biết.

Chính vì lý do này, vào tháng 02/2014, Giám Đốc Thiết Kế mới của Bally, nhà thiết kế phụ kiện tài năng người Argentina - Pablo Coppola đã được ông Frederic de Narp mời về để bắt đầu cuộc hành trình thay đổi diện mạo hoàn toàn cho Bally. Pablo Coppola là một nhà thiết kế phụ kiện danh giá, từng làm việc cho các hang thời trang cao cấp như Tom Ford và Christian Dior trước khi về với Bally. Mục tiêu lớn nhất của Coppola là thay đổi cách nhìn của khách hàng về Bally, nhưng vẫn giữ nguyên tất cả những yếu tố đặc trưng nhất của thương hiệu. Do đó, Coppola quyết định không thay đổi gì về logo và hình ảnh đặc trưng – hình núi rừng và mặt trăng (CREST). Thay vào đó, ông chọn hướng thiết kế tối giản ‘minimalism’ nhưng không đơn giản và nhàm chán. Coppola bỏ hết những chi tiết rườm rà của những thiết kế cũ, bao gồm khoá, dây đeo và chi tiết trên túi xách và giày dép, nhằm nhấn mạnh lý tưởng ‘sự cao cấp cần được cảm nhận bằng các giác quan’.

Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 2

Sự phá cách mang nét cổ điển

BST Xuân Hè đang có mặt tại thị trường và BST Thu – Đông 2016 sắp tới là minh chứng rõ nhất cho cuộc cách mạng thời trang của nhà thiết kế tài năng này. Khi lên ý tưởng thiết kế, Coppola đã đặt ra câu hỏi táo bạo ‘Người phụ nữ thành đạt của 20 năm tới sẽ muốn mặc gì? Câu hỏi này mặc dù táo bạo nhưng lại mang tầm vóc phát triển vượt bậc cho thương hiệu. Vì người phụ nữ thành đạt ngày nay đang tôn vinh mốt của những năm 90 và điểm xuyết nét thời trang nổi loạn của thập niên 70, tạo nên mốt thời trang cao cấp đường phố sang trọng, phù hợp cho mọi sự kiện.

Để trả lời bài toán thời trang của chính mình, Pablo Coppola đã mạnh dạn đưa ra nhiều mẫu mã mới hợp xu hướng, cùng lúc đó giới thiệu nhiều màu sắc nổi bật vào các mẫu cổ điển, mang nhiều sự lựa chọn đến cho khách hàng mọi lứa tuổi khi sử dụng loại da bê thượng hạng nhiều loại da khác, kể cả các chất liệu da cao cấp như da cá sấu, da trăn.

Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 3
Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 4

Điều chỉnh giá bán lẻ hấp dẫn

Bally Việt Nam hân hạnh mang lại tin vui cho người tiêu dùng cao cấp trong nước, khi điều chỉnh giá bán lẻ của tất cả các dòng sản phẩm Bally, từ BST Xuân Hè 2016. Theo chính sách này, giá bán của một đôi giày nữ trung bình 19 triệu nay chỉ còn hơn 12 triệu, túi nam từ 36 triệu xuống còn 28 triệu. Đây là một mức giá phù hợp không chỉ với khách hàng quen thuộc, mà còn phù hợp cho giới trẻ thành đạt, hiện đại và bận rộn. Các tín đồ thời trang và giới doanh nhân sành điệu, đối tượng phục vụ hàng đầu của Bally nay không còn mất thời gian chờ đợi đặt hàng hoặc bay sang các nước trong khu vực để mua sắm, mà vẫn có thể mua đồ hiệu cao cấp với giá tốt ngay tại Việt Nam, thụ hưởng mọi chế độ hậu đãi và cung cách phục vụ khách hàng đẳng cấp từ Bally.

Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 5
Bước đi khôn ngoan của Bally tại thị trường Việt Nam? - 6