Bí quyết tăng doanh thu khi chuyển đổi từ offline sang online
(Dân trí) - Ứng dụng chatbot trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ 'nhân sự' chuyên trách 24/7, từ đó giúp tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Cú đánh úp đến từ đại dịch Covid-19 khiến phần lớn doanh nghiệp ngành dịch vụ loay hoay tìm lối thoát. Phần lớn doanh nghiệp gặp khó khi chuyển đổi từ kinh doanh offline sang online. Chatbot nói riêng và các giải pháp tự động hóa trong marketing nói chung được xem như là liều thuốc thần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Dịch chuyển từ kinh doanh offline sang online, tưởng không khó mà khó không tưởng
Sự xuất hiện bất ngờ của đại dịch là minh chứng hùng hồn cho việc phần lớn doanh nghiệp hiện nay quá phụ thuộc vào mô hình kinh doanh offline. Mãi cho đến khi bị "ngăn sông cấm chợ", nhà nhà mới bắt đầu đổ xô sang mô hình online để tự cứu lấy mình. Thoạt nghe thì có phần đơn giản, vẫn mô hình kinh doanh như vậy, chỉ khác ở cách thức để tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, thực tế không như nhiều người vẫn nghĩ.
Việc dịch chuyển mô hình từ offline sang online vô tình lại khiến phần lớn doanh nghiệp lúng túng. Họ không biết làm cách nào để giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Họ vẫn giữ thói quen tập trung vào sản phẩm/dịch vụ mà quên mất việc làm thế nào để giữ chân khách hàng online. Họ để khách hàng phải chờ đợi trong mòn mỏi đơn giản chỉ vì nhân viên chót "quên" hoặc bỏ sót. Hệ quả, họ càng chuyển đổi thì hoạt động kinh doanh càng kém hiệu quả. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Có lẽ, vì quá chú trọng đến các hoạt động offline mà phần đông doanh nghiệp thiếu đi những yếu tố cần thiết để vận hành các hoạt động trực tuyến. Họ không hoặc chưa quen với việc thường xuyên túc trực để nhận đơn hàng, nhận phản hồi của khách hàng liên tục 24/7. Điều này về cơ bản tạo ra những bất lợi cho chính doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Và trong ngành dịch vụ, đây được xem như là điều đại kỵ.
Chatbot - Tấm lá chắn giúp doanh nghiệp giữ vững doanh thu mùa dịch
Với mô hình online, thay vì sắp xếp nhân sự để phục vụ trực tiếp, họ được điều chuyển tập trung vào khâu chăm sóc và quản lý khách hàng trực tuyến. Vấn đề rắc rối sẽ phát sinh khi không phải lúc nào đội ngũ này cũng kịp thời đón nhận và phản hồi khách hàng đúng lúc, đúng thời điểm.
Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp trả lời tự động dần được hình thành. Ban đầu chúng chỉ mang danh là các công cụ vô tri vô giác với mục đích đơn thuần là cung cấp những thông tin được doanh nghiệp cài đặt sẵn tới khách hàng. Lâu dần, với sự phát triển của công nghệ, phần hồn được thổi vào các công cụ này biến chúng thành những trợ lý ảo với dáng dấp và đầy đủ những hành vi của một con người.
Những trợ lý ảo này sẽ thay thế hoàn toàn cho đội ngũ nhân sự chăm sóc khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp vừa có thể túc trực để giao tiếp với khách hàng 24/7 vừa không tốn quá nhiều chi phí cho một giải pháp như vậy. Đến đây thì bài toán về chuyển đổi từ offline sang online đã phần nào được giải quyết.
Chatbot mang lại trải nghiệm khách hàng tối ưu
Trên thực tế, điểm thú vị nhất của một trợ lý ảo không chỉ dừng lại ở việc sẵn sàng túc trực 24/7 để phản hồi khách hàng như vậy. Ở một cấp độ cao hơn, với sự hỗ trợ của công nghệ, bản thân các trợ lý ảo được tạo ra để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tạo ra sự khác biệt với đối thủ.
Còn gì tuyệt vời hơn khi một trợ lý ảo ngoài việc có thể cung cấp cho khách hàng những tài liệu cần thiết liên quan đến các giải pháp tự động hóa trong marketing cho doanh nghiệp còn có thể tư vấn những giải pháp phù hợp nhất dựa trên nhu cầu cũng như thực trạng của từng doanh nghiệp khác nhau. Thậm chí, nó có thể hiểu, dự đoán hay cao cấp hơn là gợi mở những nhu cầu mới cho doanh nghiệp để mang đến những giải pháp giúp họ tối ưu quá trình vận hành tại doanh nghiệp mình.
Đắm chìm trong hệ sinh thái chatbot cùng Bizfly
Chuyển đổi số đang đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà và Covid-19 chỉ là tác nhân khiến cho quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, chatbot dường như là giải pháp sát sườn đầu tiên để bắt đầu quá trình chuyển đổi số này.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sẽ có một chatbot vạn năng để phục vụ mọi nhu cầu của mọi ngành nghề. Với đặc thù của từng ngành, việc tối ưu chatbot để giải quyết từng nhu cầu khác nhau sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Tại Bizfly, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn cho mình những "trợ lý ảo" thông minh được tùy biến cho những nhu cầu riêng. Một hệ thống chatbot "không đụng hàng" chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với những chatbot được phát triển ở dạng "công nghiệp".
Với tiêu chí "dù bạn là ai, Bizfly Chat đều phù hợp với bạn" đã giúp chúng tôi hiện thực hóa nhu cầu thành những dòng sản phẩm khác nhau trải dài từ lĩnh vực ẩm thực, spa, du lịch hay thời trang hay thậm chí là khoa học, hội thảo. Hãy đến và thử trò chuyện với từng "trợ lý ảo" của Bizfly để cảm nhận sự khác biệt này. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm về các giải pháp chatbot của Bizfly tại đây.