1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bi, hài chuyện đòi nợ thuế

Không thể thuê xã hội đen hay công ty bên ngoài thu hồi nợ, ngành thuế phải vận dụng đủ “chiêu” và chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Xung quanh việc này có đủ bi lẫn hài.

Doanh nghiệp chơi trò “mèo vờn chuột”
 
Doanh nghiệp chơi trò “mèo vờn chuột”

Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách khó khăn, số thuế nợ đọng có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ đọng thuế luôn “khó nhằn” với bất cứ địa phương nào.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Phí ngân hàng tròng cổ khách
* Chuyện lãnh đạo kiểu cha truyền con nối ở Fidelity
* Tại Đà Lạt, người Nhật trồng rau sạch có lãi, ta thì sao?
* Châu Âu không có nguy cơ bị chìm vào một cuộc suy thoái mới
* Nếu luôn phải tuân theo lời "sếp"
* Khai mạc kỳ họp QH ở nhà mới 7.000 tỉ đồng
* Bộ trưởng có quan tâm đến nhà ở dân nghèo không?

Nhiều chi cục thuế trên cả nước đã phải lập các đội “bác sĩ bốc thuốc” chuyên chữa bệnh nợ cho các đối tượng đặc thù (các doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ, chây ì trả thuế).

Chia sẻ với Tiền Phong, Đội trưởng Kiểm tra Nội bộ của một chi cục thuế ở miền Trung cho biết, mang tiếng đồng hành với DN, nhưng cán bộ thuế khi làm việc về thu nợ luôn bị phản ứng. Không ít trường hợp khi cán bộ thuế đến nắm bắt tình hình bị chủ DN xua chó ra đuổi hoặc chửi bới, gây sự.

Thậm chí có trường hợp vu cho cán bộ thuế nhũng nhiễu; gọi công an tố cáo cán bộ thuế (nam) xuống tán tỉnh vợ. Khi cơ quan công an yêu cầu làm rõ thông tin, chủ DN lại đổi ý, tự chủ động đi nộp thuế với điều kiện cán bộ thuế phải “xí xóa” lời tố cáo của họ.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Cường, quyền Chi cục trưởng Chi cục thuế TP Quy Nhơn (Bình Định), tình trạng DN chơi trò “mèo vờn chuột” với cơ quan thuế không phải hiếm. Nhiều DN cố tình chây ì không chịu nộp thuế, kể cả khi cơ quan chức năng thông báo nhiều lần. Chỉ khi DN biết sẽ bị cưỡng chế mới vội vã đi nộp. Thậm chí có trường hợp sáng hôm sau sẽ cưỡng chế, cuối giờ chiều DN đến nộp tiền.

Theo ông Cường, về nguyên tắc, chỉ những DN không còn khả năng thu hồi, mới cưỡng chế. Tuy nhiên, trong công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều khi cán bộ thuế phải làm công tác “dân vận” thu hồi nợ.

“Nhiều trường hợp, cán bộ thuế phải đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý cho chủ DN, tận dụng các mối quan hệ bên ngoài để phân tích, vận động và cả hứa xóa một phần nợ cho DN nộp thuế. Thu thuế nợ đọng đòi hỏi rất nhiều sáng tạo”, ông Cường nói.

 Kinh tế khó khăn, DN tới nộp thuế cũng thưa hơn. Ảnh: Ngọc Châu
 Kinh tế khó khăn, DN tới nộp thuế cũng thưa hơn. Ảnh: Ngọc Châu

Nợ thuế, chủ DN bị bêu xấu

“Cực hơn ngậm ngải tìm trầm hay đào vàng trong rừng sâu” là hình ảnh được ông Dương Công Diệp, Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) khi nói về công tác thu hồi nợ thuế. Thuộc diện huyện nghèo “rớt mùng tơi”, cả năm thu thuế chưa đầy 1 tỷ đồng và việc thu thuế luôn… vật vã.

Thực tế, địa phương càng ít thuế chừng nào, càng khó thu chừng đấy. Người dân nghèo chiếm đa số, DN nhỏ, hoạt động manh mún nên việc thu thuế phải chủ yếu dựa vào “lòng dân”. Để hoàn thành nhiệm vụ, không biết bao lần, 41 cán bộ của chi cục “ba cùng” với người dân trên đồng, dưới trang trại để hiểu tâm lý và vận động nộp thuế.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dũng-Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cho biết, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, số thu từ các DN giảm khá mạnh.

Trước nguồn thu thuế thường xuyên đạt trên 400 tỷ đồng/tháng, có những tháng hơn 420 tỷ đồng, nhưng từ tháng 5 trở lại đây số thuế thu từ thuốc lá đã giảm xuống còn hơn 200 tỷ đồng/tháng. Đến nay, tổng nợ trên địa bàn tỉnh khoảng 400 tỷ đồng, trong đó nợ không có khả năng thu hồi là 130 tỷ đồng.

Theo ông Dũng, sự dễ dàng trong lập DN là một trong những nguyên nhân của tình trạng (DN) nợ đọng thuế kéo dài ở các địa phương. Do ý thức tự giác của người nộp thuế không có nên buộc phải dùng biện pháp hành chính để xử lý.

Như ở Thái Lan và một số nước, cơ quan chức năng có thể buộc chủ DN phải đeo biển đứng trước trụ sở của đơn vị. Với hình thức phạt này, việc truy thu thuế đã rất hiệu quả dù ban đầu gặp phải sự phản ứng khá dữ dội từ các DN.

 

Thống kê của Bộ Tài chính, hết năm 2013 số nợ thuế toàn ngành ước khoảng 45.000 tỷ đồng. Trong đó, số nợ của DN nhà nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, DN ngoài quốc doanh chiếm tới 79%, tương đương 35.550 tỷ đồng. Và số nợ thuế khó đòi chiếm tới 14%, tương đương khoảng 6.180 tỷ đồng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với năm 2011.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, cơ quan thuế đã thu và xử lý được 22.604 tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2013 chuyển sang. Trong đó thu và xử lý nợ thuế bằng biện pháp quản lý nợ là 19.056 tỷ đồng; bằng biện pháp cưỡng chế là 3.548 tỷ đồng.

 
Theo Phạm Tuyên
Tiền Phong
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm