Bếp điện Sunhouse và câu chuyện dịch chuyển của căn bếp Việt

Nhật Minh Trường Thịnh

(Dân trí) - Từ bếp gas sang bếp từ, bếp hồng ngoại, Sunhouse đã chứng kiến và đồng hành cùng sự chuyển dịch trong nhu cầu của người tiêu dùng cũng như những đổi thay của căn bếp Việt.

Bếp Việt của người Việt

Nếu những năm 2000, các sản phẩm bếp gas với ưu thế vượt trội so với bếp than, bếp củi đã mạnh mẽ chiếm lĩnh thị trường thì những năm cuối thập niên thứ 1 của thế kỷ 21, thị trường nhà bếp đã đảo ngôi, và lần này là bếp từ.

Với 20 năm dẫn dắt ngành gia dụng nhà bếp tại Việt Nam, Sunhouse là cái tên quen thuộc đối với những người nội trợ, người yêu bếp Việt. Cũng nhờ thế, Sunhouse được chứng kiến sự đổi thay trong nhu cầu của người tiêu dùng khi tìm đến bếp từ thay cho bếp gas với những ưu điểm: không đốt nhiên liệu để tạo nhiệt năng (lửa) nên không sinh ra khói hay CO2, không cồng kềnh, không cần bình nhiên liệu… Nhiều sản phẩm còn được tích hợp các tính năng an toàn cao như cảnh báo tràn, báo nồi không có thức ăn, chống quá nóng, tự ngắt khi quá tải...

Giữa thị trường sôi động với nhiều thương hiệu nội ngoại, mẫu mã, giá thành…, bếp điện Sunhouse vẫn nhận được nhiều "ưu ái" của khách hàng, đâu đó vì niềm tin vào thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ.

Bếp điện Sunhouse và câu chuyện dịch chuyển của căn bếp Việt - 1

Hệ thống dây chuyền sản xuất và lắp ráp bếp từ tại nhà máy của Sunhouse

Chị Hải Yến, một cán bộ công chức tại Hà Nội chia sẻ "Tôi rất thích nấu nướng cho gia đình. Trước đây muốn mua cái bếp từ để tránh oi bức ngày hè, tránh mùi gas và đỡ sợ… nhưng giá thành cao quá. Người bán lại toàn giới thiệu hàng xách tay/nhập khẩu từ nước ngoài,.. những thú thực không biết rõ nguồn gốc xuất xứ, tiền thì nhiều nhỡ hỏng hóc thì bảo hành như thế nào. Nay thì có rồi! Tôi mua của Sunhouse, tôi biết nhà máy này, yên tâm dùng vì nhỡ sao còn "mày nheo" được."

Câu chuyện hàng nội đánh bật hàng ngoài không còn gì là đáng ngạc nhiên, đặc biệt trong xu thế dịch chuyển sản xuất và cạnh tranh hiện nay. Doanh nghiệp nào đầu tư xứng đáng cho nghiên cứu và phát triển, nắm phần chuỗi giá trị lớn nhất (thiết kế sản phẩm, kênh phân phối, hệ thống quản lý chất lượng, văn hóa ứng xử với khách hàng), doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng.

Thương hiệu Việt chủ động "lấn sân" nhiều ngành hàng

Vẫn biết Sunhouse là "ông lớn" trong ngành hàng gia dụng tại Việt Nam nhưng khi tận mục sở thị một đại lý cấp 1 của Sunhouse, người viết bài không khỏi ngợp trước danh mục hàng hóa đa dạng mà thương hiệu này sở hữu. Trong đó phải nói đến các sản phẩm rất "key" như nồi cơm điện, bình đun siêu tốc, máy lọc nước và bếp từ đều là những sản phẩm hàm chứa công nghệ cao.

Câu hỏi là Việt Nam có một doanh nghiệp làm được như vậy? Điều này rất đáng mừng, chúng ta cần có sự tự tôn dân tộc, dân tộc Việt trong chiến tranh đã đánh thắng nhiều cường quốc lớn, trong phát triển kinh tế cũng cần phải có chiến thắng, thậm chí là phải nhiều. Ủng hộ doanh nghiệp Việt tại sao không? Ít nhất là về tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm và quan trọng là tạo ra cơ hội lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng.

Bếp điện Sunhouse và câu chuyện dịch chuyển của căn bếp Việt - 2

Tọa lạc tại km22 Láng Hòa Lạc - khu công nghiệp thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội, với tổng diện tích gần 100ngàn m2, quần thể nhà máy Sunhouse gồm 8 nhà máy chuyên môn sản xuất các sản phẩm và nhóm sản phẩm khác nhau: Nhà máy chảo chống dính; Nhà máy Inox; Nhà máy ANOD; Nhà máy lắp ráp điều hòa, RO và bếp đôi; Nhà máy lắp ráp điện gia dụng; Nhà máy nhôm nhựa Aluba; Nhà máy bóng đèn Lighting và nhà máy mạch điện tử công nghệ cao Narae.

Bếp điện Sunhouse và câu chuyện dịch chuyển của căn bếp Việt - 3

Sunhouse đã đầu tư 7 triệu USD vào nhà máy vi mạch Narae Sunhouse System với 5 line SMT, công suất 210.000 sản phẩm/tháng

Với quy mô hiện tại Sunhouse đã có thể làm chủ gần như 100% quy trình sản xuất bất cứ sản phẩm nào mà công ty kinh doanh, bao gồm những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như điều hòa không khí, quạt điều hòa không khí, nồi cơm điện tử, bếp từ - bếp điện đôi. Cũng không chỉ dừng lại ở ngành hàng gia dụng, Sunhouse đang chứng minh tham vọng của mình khi cung cấp các sản phẩm tiện nghi cho cả ngôi nhà.

Đại diện của Sunhouse cho biết: Hệ thống nhà máy sẽ không ngừng mở rộng để gia tăng năng lực sản xuất, đủ khả năng cạnh tranh sòng phẳng và dành lợi thế trước các thương hiệu nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi sản xuất, cung ứng, và Việt Nam được dự báo là "bến đỗ".

Từng bước chinh phục thị trường quốc tế

Sunhouse đã bắt đầu mở rộng xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ Việt nam. Đặc biệt với lần đầu tiên tiếp cận thị trường Bắc Mỹ năm 2019 (đèn LED), Sunhouse cho thấy tiêu chuẩn các sản phẩm của mình đang dần tiếp cận được tiêu chuẩn cao của các thị trường khó tính.

Được biết trong giai đoạn 3 năm trở lại đây, Sunhouse đầu tư nguồn vốn lớn để nâng cấp, mở rộng nhiều nhà máy, dây chuyền mới. Mục tiêu đang được doanh nghiệp này hướng tới là quá trình hoàn thiện chuỗi sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và xây dựng được bộ quy chuẩn cho các dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bếp điện Sunhouse và câu chuyện dịch chuyển của căn bếp Việt - 4

Sunhouse đã tiếp tục tập trung vào thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm. Doanh nghiệp đã đầu tư trung tâm R&D, mời các chuyên gia kiểm soát chất lượng đầu ngành từ Hàn Quốc, đào tạo nhân sự công nghệ cao và sắp xếp hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây là cơ sở để Sunhouse tiến gần và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế khắt khe nhất, tự tin tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Ổn định là cái chết được báo trước". Do vậy, thành công bước đầu của Sunhouse là doanh nghiệp này đã chủ động với các định hướng của mình, và hướng tới là một thương hiệu Việt có sức mạnh từ gốc, tức nắm giữ công nghệ và hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng hóa. Đồng thời đầu tư xứng đáng cho quản trị, văn hóa, thương hiệu, đổi mới - sáng tạo để từ đó vươn mình ra quốc tế.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm