1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Bất đắc dĩ” mở hàng mùng 1 tết?

Theo lan truyền của giới kinh doanh, “năm nay phải mùng 6 tết mới là ngày đẹp”, nhưng không vì thế mà không có người mở hàng buôn bán ngay từ ngày mùng 1 tết.

Các điểm kinh doanh vàng mã tăng giá từ 50-100%. Ảnh: Thu Hà
Các điểm kinh doanh vàng mã tăng giá từ 50-100%. Ảnh: Thu Hà
 
Mở hàng lấy giờ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Nhìn lại điều hành tỷ giá 2013

Quảng cáo Tết phản cảm, đại gia bán lẻ Thái Lan bị "ném đá"

Những ông chủ trẻ không chịu 'tránh bão'

Tái cấu trúc Cty chứng khoán: Chặng đường còn dài phía trước

Theo chị Nguyễn Phương Thảo - chủ cửa hàng thời trang Oliver (89A Thụy Khuê, Tây Hồ - Hà Nội), thường thì mọi năm, từ mùng 6 tết đổ ra chị mới mở hàng, nhưng năm nay, vì một lý do rất đặc biệt và bất ngờ, chị đã quyết định mở hàng sớm vào ngày mùng 1 tết với hy vọng sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới.

Khách hàng thân thiết của chị do trước tết quá bận rôn, không có thời gian đến thử và sắm chiếc váy đã thích từ lâu. Hơn nữa, vì rất muốn có đồ mới diện tết nên khách hàng cứ “nài nỉ” để được qua mua đồ vào sáng ngày mùng 1. “Đây là ‘khách hàng ruột’, lại là một người dễ tính và phúc hậu, chị cũng được tuổi xông đất nữa nên mình quyết định mở hàng lấy may luôn. Khách hàng đã ưng ý và có đồ mới diện tết nên mình cũng thấy rất vui. Hy vọng nhờ chị năm nay cửa hàng sẽ làm ăn phát đạt!”- chị Thảo chia sẻ.

Không vì khách “đòi” mở hàng như Oliver, cửa hàng thời trang đồ ngủ TVM (25 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cũng phải mở hàng “bất đắc dĩ” bởi “chủ hàng bận việc gia đình, không ra mở hàng trước mùng 10 được”.

Chị Đỗ Thanh Tâm - nhân viên của cửa hàng, cũng là người được chủ hàng - Nguyễn Anh Thơ “chọn mặt gửi vàng” để đến mở cửa đón khách đầu năm - vui vẻ chia sẻ: “Tuổi mình hợp tuổi anh Thơ nên năm nay thay mặt "sếp" đến mở cửa hàng. Khách hàng thì sếp cũng đã tính tuổi và nhờ trước rồi nên thủ tục cũng nhanh lắm. Cửa hàng cũng chỉ mở 2 tiếng buổi sáng rồi lại đóng cửa nghỉ tết tiếp ”.

Mở hàng vì khách

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn có không ít cửa hàng mở bán ngay trong ngày mùng 1 tết như bình thường. Anh Sơn - chủ cửa hàng BopbiCafe ở 152 Thái Thịnh - cho biết: Đêm giao thừa cửa hàng vẫn bán tới 2 giờ sáng để phục vụ khách. Còn ngày mùng 1 đã mở bán ngay từ 10 giờ mà khách vẫn đông. Giá bán vẫn như ngày thường. “Chúng tôi mở bán để phục vụ  khách quen, không thể vì ngày tết mà đóng làm ảnh hưởng đến thói quen của khách được”. 

Cũng theo quan sát của chúng tôi, hàng loạt cửa hàng KFC, Lotteria… vẫn mở bán như bình thường. Tại cửa hàng bánh Pari Gateaux ở số 140 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, mặc dù mới chỉ là đầu giờ chiều ngày mồng 1 tết nhưng khách vẫn đông; theo quan sát của chúng tôi, bảng giá bán hàng ngày tết vẫn như ngày thường.

Ngoài những loại hình kinh doanh dịch vụ nêu trên, hầu hết các cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị còn đang trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại dịch vụ đã mở bung ra ngay từ sau giờ giao thừa vàng đang “gặt hái” được khá nhiều tiền ngay trong ngày mồng 1 tết.

Điển hình là dịch vụ trông giữ xe máy, xe ôtô trong ngày mùng 1 tết đều tăng vọt từ 3-10 lần so với này thường. Không chỉ có các điểm trông giữ xe máy, ôtô tại các tuyến phố nhỏ, khu tập thể tăng giá từ 5.000đ/xe máy/lượt lên 10.000 đ/xe máy/lượt và ôtô từ 20.000đ/xe/lượt lên 100.000đ/xe/lượt. Tại các chùa, đền… dịch vụ này càng đua nhau bung ra “chặt chém”. 
 
Phía ngoài chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, chùa Hà… dịch vụ trông giữ xe tăng giá 20.000đ/xe máy – 100.000 – 200.000đ/ô tô. Các hàng xe ken nhau không có chỗ để. Nhiều cơ quan, nhà dân, ngõ, vỉa hè đều được huy động để trông giữ xe nên không thể còn gọi là “mở hàng lấy may” như mọi người vẫn nói.
Ngay tại cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, dịch vụ vẽ đá, xin chữ, vẽ truyền thần cũng rất đông khách. Với các bức tranh truyền thần từ 200.000 – 300.000đ/bức, xin chữ ông đồ từ 80.000 – 100.000đ/bức.
 
Có lẽ hút khách nhất là các điểm kinh doanh đồ vàng mã trước cổng chùa, đền, phủ. Các đồ mã tăng giá từ 50%-100%, cụ thể giá một số loại như sau: 1.000 vàng hoa ba mặt: 60.000-100.000 đồng, 1 đinh tiền vàng đủ: 15.000-20.000 đồng, hoa hồng: 30.000đ/bông… Hoa quả phục vụ lễ theo đó cũng tăng 20-50% so với giá thị trường ngày 30 tết.
 
Cũng trong ngày mồng 1 tết, hầu hết các tuyến phố đều có dịch vụ phục vụ hàng ăn tại chỗ như phố Bạch Mai, Quốc Tử Giám, ngã tư Hàm Long – Ngô Thì Nhậm, Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Cầu Giấy…. Mặt hàng được nhiều chủ bán lựa chọn là bún miến ngan, bún riêu cua, ốc, giò, bò, phở các loại. Giá mỗi bát bún ngan, phở, cua, ốc,… tăng giá từ 30.000 đồng (ngày thường) lên 50.000-60.000 đồng. Theo lý giải của các chủ bán hàng thì giá nguyên liệu tăng, công phục vụ tăng nên giá bán theo đó cũng phải nhích theo.
 
Đó là giá bán của các hàng quán vỉa hè, đối với một số quán càphê phục vụ khách nhân dịp năm mới như Café Hồng (Trần Hưng Đạo), càphê Tuyết (Lý Thường Kiệt), Anh café…, giá đồ uống không có biến động.
 
Theo Công Thắng - Thu Hà - Thùy Linh

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm