1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Bảo lãnh ngân hàng để thanh lọc chủ đầu tư

Câu chuyện bảo lãnh ngân hàng cho các dự án bất động sản đã được làm nóng trong năm 2015 và tiếp tục được quan tâm trong thời gian gần đây. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, bảo lãnh ngân hàng là để thanh lọc chủ đầu tư.

Tính đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã công bố danh sách khoảng 40 ngân hàng thương mại có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, nhằm thực hiện theo quy định tại điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2015).

Cụ thể, chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết.

Lễ công bố và trao chứng thư nghĩa vụ bảo lãnh tài chính của chủ đầu tư cho khách hàng mua nhà tại dự án Mon City
Lễ công bố và trao chứng thư nghĩa vụ bảo lãnh tài chính của chủ đầu tư cho khách hàng mua nhà tại dự án Mon City

Mặc dù Luật đã có hiệu lực tới hơn nửa năm nhưng trên thực tế, số lượng các dự án được ngân hàng bảo lãnh vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. Các doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân để việc thực thi luật chưa hiệu quả là do nhà nước chưa có các nghị định hướng dẫn cụ thể dành cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp về việc thực hiện bảo lãnh.

Điều này không phải là không có cơ sở. Nhưng đứng ở một góc độ khác, không ít chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, để được chấp thuận bảo lãnh, các chủ đầu tư cũng phải khẳng định được năng lực và uy tín. Có thể nói, đây là mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng nếu doanh nghiệp không đủ năng lực, vì vậy, các ngân hàng dè dặt trong việc hợp tác bảo lãnh là hoàn toàn thỏa đáng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo lãnh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề như mức phí bảo lãnh là bao nhiêu, ai sẽ là người chịu mức phí này, doanh nghiệp sẽ dùng tài sản nào để đảm bảo khi ký bảo lãnh?... Xung quanh việc bảo lãnh ngân hàng có rất nhiều vấn đề khiến ngân hàng cũng như doanh nghiệp còn chùng chình đặt bút ký hợp đồng bảo lãnh. Đó cũng là lý do khiến cho đến thời điểm này, thị trường mới ghi nhận ít trường hợp dự án có được bảo lãnh của ngân hàng.

Một trong những dự án hiếm hoi ấy phải kể đến là Mon City. Mon City là dự án chung cư và nhà phố thương mại được xây dựng trên diện tích 6,7ha tại trung tâm hành chính thương mại Mỹ Đình, với tổng vốn đầu tư 5.650 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hải Đăng (HD Mon Real Estate) làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình làm tổng thầu xây dựng.


Đây là dự án chung cư và nhà phố thương mại được xây dựng trên diện tích 6,7ha tại trung tâm hành chính thương mại Mỹ Đình

Đây là dự án chung cư và nhà phố thương mại được xây dựng trên diện tích 6,7ha tại trung tâm hành chính thương mại Mỹ Đình

Ngày 29/2 vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - HD Bank chính thức công bố và trao chứng thư bảo lãnh nghĩa nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án Mon City cho Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Hải Đăng – HD Mon Real Estate. Đây là sự kiện hợp tác có ý nghĩa chiến lược giữa HD Bank – HD Mon đã góp phần khẳng định những biến chuyển tích cực của thị trường.

Tham dự buổi lễ, ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định bảo lãnh nghĩa vụ tài chính là một kênh thanh lọc chủ dự án. Ông Nam nhấn mạnh: “Việc quy định bắt buộc dự án phải có ngân hàng bảo lãnh góp phần thanh lọc những chủ đầu tư có năng lực yếu kém và chưa có uy tín trên thị trường. Qua đó đã chọn lọc những thương hiệu uy tín có khả năng đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công trình, bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà. Bởi chủ đầu tư được đặt trong vòng kiểm soát để tuân thủ và thực hiện đúng ngay từ khi triển khai dự án một cách minh bạch.”

Theo nhận định của Savills, trong năm 2016, thị trường nhà ở sẽ tăng trưởng vốn dài hạn. Tốc độ đô thị hóa nhanh, quy mô hộ gia đình giảm và dân số trẻ sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà tại Việt Nam. Trong đó, nhu cầu nhà ở đang tăng lên của tầng lớp trung lưu lại chính là xu hướng lâu dài. Luật Nhà ở sửa đổi hiện đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nhà ở, góp phần hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường mà trước đây chủ yếu đến từ nguồn cầu nội địa…

Chính những dự báo này càng cho thấy tầm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng đối với các sản phẩm nhà ở khi số lượng nguồn cung, giá trị của phân khúc cũng như tiềm năng đầu tư đều ở mức cao, từ đó giúp thị trường thanh lọc được những chủ đầu tư yếu kém và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

LH