1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Bảo hiểm PVI: Chủ động thay đổi, Vươn tới thành công

Trường Thịnh

(Dân trí) - Trong các DN bảo hiểm Phi nhân thọ, Bảo hiểm PVI những năm vừa qua luôn là đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh.

Riêng năm 2019, doanh nghiệp bảo hiểm này đã có thành tích kinh doanh ấn tượng với việc tăng trưởng lợi nhuận 37% so với năm 2018. Điều này được cho là kết quả của việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và nhân sự chủ chốt từ giữa năm 2019.

Cụ thể, Bảo hiểm PVI đã có điều chỉnh thay đổi mạnh mẽ trong đội ngũ nhân sự cao cấp, chính sách quản trị, kinh doanh nhằm tạo động lực cho toàn hệ thống, cùng với đó là tăng trưởng lợi nhuận. Kết thúc năm 2019, tổng doanh thu trên 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế hoàn thành 133% kế hoạch được giao đầu năm (sau khi đã áp dụng chính sách khen thưởng thích đáng cho người lao động và đội ngũ điều hành vẫn tăng trưởng 37% so với tổng lợi nhuận năm 2018); tính riêng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 234 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2 lần so với kết quả 113 tỷ đồng thực hiện năm 2018.

Bảo hiểm PVI: Chủ động thay đổi, Vươn tới thành công - 1

Cũng trong năm 2019, hoạt động quản trị của Bảo hiểm PVI không ngừng được cải tiến, cắt giảm các khoản mục chi phí không phù hợp, đẩy mạnh chính sách khai thác các dịch vụ có hiệu quả, lựa chọn rủi ro, từ đó tránh được rủi ro ‘kép’ khi vừa sụt giảm doanh thu vừa gánh tỉ lệ bồi thường cao trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đi xuống.

Đó là một trong các lý do để Bảo hiểm PVI tiếp tục được ghi nhận là doanh nghiệp bảo hiểm có lãi cao nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Nhìn lại 4 năm trước đó, lợi nhuận bình quân của Bảo hiểm PVI chỉ đạt khoảng 327 tỷ đồng/năm, so với con số 623 tỷ đồng của năm 2019 thì đây thực sự là 1 điểm sáng đáng ghi nhận trên thị trường bảo hiểm.

Với vị thế của nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam, Bảo hiểm PVI đã xuất sắc trong vai trò nhà bảo hiểm đứng đầu tại Việt Nam thu xếp bảo hiểm cho toàn bộ các dự án trọng điểm quốc gia cũng như các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Kiên trì chính sách quản trị minh bạch - tăng trưởng gắn liền với hiệu quả, 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Bảo hiểm PVI đạt 570 tỷ đồng (bằng tổng kế hoạch lợi nhuận được giao của cả năm 2019). Trong đó lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi và quan trọng nhất là kinh doanh bảo hiểm đạt gần 300 tỷ đồng, hoàn thành 116% kế hoạch cả năm 2020 và tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường về lợi nhuận.

Với lợi nhuận vượt trội thời gian gần đây, Bảo hiểm PVI đã mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan: dịch vụ khách hàng trước và sau bán hàng tốt hơn do được tái đầu tư, nộp ngân sách nhà nước nhiều hơn, đóng góp cho việc chi trả cổ tức cao hơn, thu nhập của bộ máy điều hành được chi trả xứng đáng với công sức đóng góp và thu nhập của người lao động cũng cao hơn nhiều so với các năm trước.

Bảo hiểm PVI xác định sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược ‘tăng trưởng gắn liền với hiệu quả’ trong tương lai. Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại và công nghiệp, duy trì và phát triển hệ thống bán lẻ hiệu quả, tiếp tục gia tăng thị phần trên thị trường Việt Nam, xây dựng Bảo hiểm PVI trở thành nhà bảo hiểm hàng đầu của Đông Nam Á. Trước mắt, trong năm 2020 và 2021, Bảo hiểm PVI xác định sẽ duy trì và nhân rộng các chính sách quản trị, kinh doanh có hiệu quả rõ rệt cho toàn hệ thống.

Bên cạnh điều chỉnh chính sách quản trị, kinh doanh, Bảo hiểm PVI còn chú trọng tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao năng suất lao động… đây chính là một trong những yếu tố tăng hiệu quả của doanh nghiệp từ đó tạo ra lợi ích thiết thực cho khách hàng, xã hội, nhà đầu tư và người lao động. Đơn cử năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Bảo hiểm PVI tăng 21% so với năm 2018. Và dự kiến thu nhập này sẽ còn tăng trong năm 2020 bất chất những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đại dịch Covid và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.