Bán hàng livestream có nên vay tín chấp để mở rộng mô hình kinh doanh?
(Dân trí) - Để theo kịp tốc độ phát triển của đường đua thương mại điện tử năm 2023, việc mở rộng quy mô kinh doanh bằng nguồn vốn từ các khoản vay tín chấp là một trong những phương thức được nhiều hộ kinh doanh tin chọn.
Livestream - "ngành công nghiệp" trội nhất làng thương mại điện tử
Nhận ra tiềm năng kinh tế của các kênh bán hàng trực tuyến, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đang tích cực đẩy mạnh hoạt động thương mại trên nền tảng này với mong muốn giới thiệu hàng hóa đến nhiều đối tượng khách hàng.
Người mua thường vô tình bị cuốn vào các "deal hời", "ưu đãi khủng", "freeship", và "quà tặng kèm" từ người bán trong lúc lướt mạng xã hội để giải trí hoặc tìm kiếm một sản phẩm không liên quan. Nắm bắt tâm lý này, nhiều hoạt động thú vị được tạo ra bởi người bán nhằm đẩy mạnh doanh số và lượng tiêu thụ hàng hóa của mình.
Nổi bật trong số đó là livestream - hình thức phát trực tiếp để mua bán sản phẩm. Khi lượng hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang tập trung cho hình thức mua bán này và số tiền đầu tư vào đó ngày càng nhiều, livestream dần trở thành một ngành công nghiệp riêng.
Bí quyết của những ca livestream thành công không chỉ nằm ở voucher giảm giá, combo quà tặng khi mua hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng của buổi livestream. Để có được buổi livestream tốt, người bán hàng cần camera điện thoại chất lượng cao để hình ảnh, âm thanh trực tiếp được rõ nét, chuẩn bị hậu cảnh sạch sẽ cùng đội ngũ hỗ trợ.
KBank Biz Loan giúp tiểu thương tiếp cận nguồn vốn
Để có nguồn cung ổn định cho hoạt động livestream, một trong những phương thức nhanh và hiệu quả nhất đối với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng theo nhóm vay tín chấp.
Vay tín chấp là một trong những hình thức cho vay của ngân hàng được xây dựng dựa trên uy tín của người vay đối với ngân hàng. Mức độ uy tín sẽ được thể hiện thông qua việc xác minh thu nhập và xác minh tín dụng của người vay. Điều này làm khó cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nhóm này thường có bảng cân đối kế toán chưa chuẩn mực, không có tài sản đảm bảo.
Những lý do trên khiến nhiều hộ kinh doanh vẫn ưu tiên sử dụng vốn sẵn có của bản thân hoặc vay mượn từ người quen để hoạt động thay vì tìm đến dịch vụ vay tín chấp của ngân hàng.
Nhưng trên thực tế, các khoản vay từ ngân hàng lại hữu ích hơn khi giúp người vay chủ động về thời hạn trả nợ, lãi suất và thường có giá trị lớn. Dẫu vậy, khi vay vốn, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu và chọn ngân hàng có dịch vụ tốt, tính toán kỹ lãi suất, doanh thu, thuế...
Thấu hiểu được mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh số bán hàng của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, KBank Biz Loan với dịch vụ vay tín chấp có thủ tục đăng ký được đơn giản hóa - chỉ cần CCCD/CMND đối với khách hàng trên nền tảng đối tác của ngân hàng như Shopee, Lazada, iPOS.vn, Haravan, KiotViet, SmartPay, Grab Boss Club... nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và nhanh chóng.
Hơn thế, KBank Biz Loan cung cấp hạn mức vay lên đến 300 triệu đồng với khả năng trả góp linh hoạt 12-36 tháng, không thế chấp và phí ẩn, 100% thao tác online không cần đến ngân hàng.
Khách hàng có thể tham khảo trang web của KBank với công cụ tính toán khoản vay, thời hạn vay, số tiền phải trả hàng tháng để có cái nhìn tổng quan nhất: https://kbankwbg.co/3MSNAIU