1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla

Có không ít “âm mưu” và toan tính loại bỏ USD vĩnh viễn để được thay bằng đơn vị tiền tệ khác. Một số kinh tế gia tên tuổi trong đó có Joseph E. Stiglitz (Nobel 2001) hoặc Barry Eichengreen (Giáo sư kinh tế Đại học California - Berkeley) thậm chí từng đề cập việc “chào tạm biệt” USD.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Xe sang mang biển giả: Trưởng BQL Khu kinh tế được đặc cách mua sắm?
* Ngân hàng loay hoay “ôm” đống tiền
* Hàng trăm tiểu thương nghỉ bán “trốn” phạt thiếu hóa đơn, chứng từ?
* [INFOGRAPHIC] Chuyện gì sẽ xảy ra: Nếu bạn mua cổ phiếu của Apple thay vì mua PowerBook G4 vào năm 2003
* Giá vàng “rục rịch” đi lên
* Đột nhập quán "bar ngầm" trong du thuyền “bức tử” hồ Tây

Vấn đề là nếu thế giới ngưng chọn USD như đơn vị tiền tệ chủ lực trong giao thương thì đồng tiền nào có thể thay thế và quan trọng hơn, liệu USD trong tương lai có thể bị quẳng vào thùng rác lịch sử?

Muốn hạ bệ USD, cần có gì?

Như Giáo sư Barry Eichengreen phân tích trên chuyên san Foreign Affairs, suy thoái kinh tế toàn cầu đang dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính (có nghĩa các nước bắt đầu ít liên kết hơn về mặt tài chính và thậm chí tiền tệ). Hiện tượng trên càng khiến người ta nôn nóng nghĩ đến việc từ bỏ USD, dù rằng USD thời điểm hiện tại vẫn gần như là sự chọn lựa duy nhất của hoạt động tài chính toàn cầu.
 
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hiện có đến 64% tất cả nguồn lưu giữ ngoại hối là USD. Và tính đến cuối năm 2008, khoảng 45% chứng khoán nợ (debt securities) quốc tế đều được quy bằng USD, so với 32% euro. Theo IMF, có đến 66 quốc gia dùng USD làm tỉ giá hối đoái chủ lực, so với 27% euro. Năm 2013, theo China Post (16-9-2014), giao dịch bằng NDT chỉ chiếm 2,2% lượng giao dịch toàn cầu trong khi USD là 87% và euro 39,1%.
 
Bắc Kinh và kịch bản “lật đổ” đồng đôla
Người ta từng hoảng hốt trước sự mất giá của đồng USD nhưng USD vẫn là sự chọn lựa số một cho các giao dịch toàn cầu

Cần biết, chế độ tỉ giá mà một ngân hàng trung ương chọn sẽ ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đó, cũng như tỉ trọng nhiều ít của dự trữ ngoại tệ bằng một đơn vị tiền tệ nào đó (mà USD là đơn vị tiền tệ phổ biến nhất hiện nay đối với nhiều ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt châu Á). Với chính sách dự trữ, người ta luôn chọn đồng tiền nào mà tính thanh khoản của nó cao, nôm na là dễ bán và dễ mua. Mà chẳng riêng gì dự trữ. Trong hoạt động mậu dịch, người ta cũng ưu tiên chọn loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất, tức ít rủi ro nhất.

Nói cách khác, chỉ đơn vị tiền tệ nào đáp ứng được yêu cầu tối quan trọng là tính thanh khoản tốt mới có thể hạ bệ được USD. Trong quá khứ, đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ từng là những đơn vị tiền tệ có giá trị dự trữ quan trọng nhưng kinh tế Anh lẫn Thụy Sĩ hiện không đủ mạnh để đưa tiền tệ họ trở nên phổ quát trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tính đến cuối năm 2007, bảng Anh chiếm không đến 3% nguồn dự trữ thế giới và franc Thụy Sĩ không đến 1%. Kinh tế Nhật lớn hơn (thứ 3 thế giới) nhưng Tokyo vốn không mặn mà việc đưa đồng yen lên vị trí quốc tế bởi cho rằng điều đó có thể làm ảnh hưởng khả năng duy trì tỉ giá hối đoái thấp đầy tính cạnh tranh của Nhật cũng như gây thêm phức tạp trong điều hành chính sách công nghiệp. Hơn nữa, việc kinh tế Nhật dậm chân tại chỗ và tỷ lệ lãi suất bằng không khiến chẳng ai dại gì “ôm rơm nặng bụng” (đến cuối năm 2007, đồng yen chiếm khiêm tốn 3% trong tổng dự trữ ngoại hối quốc tế).

Nhìn tổng quát, đơn vị tiền tệ khả dĩ hiện nay có thể thay thế USD là euro, xét ở nhiều góc độ. Khu vực sử dụng euro (eurozone) với 18 nước thành viên là nơi duy nhất thế giới hiện có GDP tương đương Mỹ. Tầm quan trọng euro như một đơn vị tiền tệ dự trữ - đầu tư có thể tăng nhanh vài năm tới.

Thời điểm hiện tại, euro là đồng tiền chủ lực cho mậu dịch giữa các nước thành viên và EU thậm chí nỗ lực “xuất khẩu” euro đến các nước không thành viên, Nga chẳng hạn. Gần đây Moskva đã bổ sung thêm trọng lượng euro trong rổ các đơn vị tiền tệ mà họ dùng để hoạch định chính sách tỉ giá, cùng lúc đưa euro nhiều hơn vào kho dự trữ.

Tuy nhiên, việc thay thế hẳn USD bằng euro thật ra không dễ. Dù xài chung đồng euro nhưng (chính sách phát hành) trái phiếu của các chính phủ châu Âu vẫn chưa thống nhất, với các yếu tố rủi ro khác nhau, tỷ lệ lãi khác nhau và mức độ thanh khoản khác nhau. Hơn nữa, kinh tế châu Âu vẫn chưa bao giờ là một nền kinh tế đơn nhất, với những rắc rối tài chính riêng không nước nào giống nước nào.

Sự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu khiến euro bị hạn chế ít nhiều ở tính thanh khoản và độ tin cậy. Nguồn lực euro chỉ có thể mạnh hơn một khi Anh chịu gia nhập eurozone; và thời điểm hiện tại, ý tưởng loại hẳn USD để thay bằng euro, thậm chí chỉ trong nội bộ khối EU vẫn được xem là một ý kiến hoang đường. Christian Noyer - thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, đương kim Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp - phải thừa nhận: “USD vẫn là đơn vị tiền tệ dự trữ số một thế giới”.

SDR có thể lật đổ USD?

Để có ngân sách cho chương trình kích cầu khôi phục kinh tế, Washington liên tục phát hành trái phiếu bán cho nước ngoài. Người mua trái phiếu Mỹ nhiều nhất, tính đến nay là Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ không lao đao, Trung Quốc hẳn chẳng có lý do gì để lo lắng với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ khi ôm số trái phiếu (nhà nước Hoa Kỳ) khổng lồ trên (mà chính sách lãi suất gần như luôn ổn định).

Nhiều năm qua, Trung Quốc cũng đẩy cực nhanh tốc độ dự trữ USD trong kho bạc quốc gia (tổng cộng khoảng 2,1 ngàn tỉ USD). Kinh tế gia Brad Setser cho biết nguồn USD trong kho dự trữ Trung Quốc, tính đến tháng 5-2009, là gấp 8 lần so với Nga, với khoảng 60% là tài sản (chẳng hạn trái phiếu) định giá bằng USD.

Tuy nhiên, khi Mỹ suy thoái và USD mất giá, Bắc Kinh bắt đầu như đi trên lửa, bởi kho tài sản khổng lồ mình vô hình trung bị mất giá theo. Bây giờ, tất cả động tĩnh trong chính sách kinh tế trở nên quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Đó cũng là lý do khiến Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch toàn cầu kêu gọi thay thế USD để tránh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại trong tương lai bởi ảnh hưởng USD.

Đúng như kinh tế gia John Maynard Keynes từng nói: “Nếu bạn nợ ông chủ ngân hàng một ngàn bảng, bạn nằm trong sự định đoạt của ông ấy; nhưng nếu bạn nợ một triệu bảng thì ông ấy nằm trong sự định đoạt của bạn”. Quan hệ con nợ Mỹ với ông chủ nợ Trung Quốc bây giờ là như vậy. Nói hơi quá một chút là Mỹ sống thì Trung Quốc mới có thể sống (Mỹ “chết” thì ai trả nợ cho Trung Quốc!).

Bắc Kinh làm gì để giảm ảnh hưởng (thiệt hại) từ việc ôm giữ USD? Trước hết là tìm cách đưa nhân dân tệ (NDT) lên vai trò toàn cầu. Nói cách khác là quốc tế hóa NDT. Một trong những chiêu đang được thực hiện là kêu gọi thay USD bằng SDR (Special Drawing Rights). Cần mở ngoặc, SDR không là đơn vị tiền tệ mà chỉ là đơn vị kế toán (accounting unit), được lập từ năm 1969 mà IMF dùng để kết toán hoạt động giao dịch (các khoản vay mượn) giữa các thành viên.

Chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán, nó là đồng tiền ảo bởi không có chính phủ nào đứng đằng sau nó và hầu như không được sử dụng trên thị trường tài chính quốc tế. Giá trị của nó được tính theo tỉ giá trung bình có trọng số của 4 đồng tiền lớn: USD, euro, bảng Anh và yen (hiện rổ SDR được chia theo tỷ lệ: USD 44%, euro 34%, yen và bảng Anh cùng 11%).

Nói theo Jeffrey Frankel, Giáo sư kinh tế Đại học Harvard, SDR chẳng khác gì Esperanto (ngôn ngữ quốc tế), một nỗ lực tạo ra một hình thức ngôn ngữ toàn cầu có thể có nhiều người biết nhưng chẳng ai dùng! Trung Quốc làm thế nào để có thể chen chân vào rổ SDR? Bắc Kinh cho rằng bởi sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi nên cần thiết phải nâng tỷ lệ các đơn vị tiền tệ trong rổ SDR với sự góp mặt của những đồng tiền thuộc các quốc gia mới nổi, từ 4 đơn vị tiền tệ hiện tại lên 10 chẳng hạn trong đó tất nhiên có NDT.

Cụ thể, euro và NDT sẽ chiếm tỉ trọng cao nhất với mỗi đơn vị tiền tệ hơn 20% trong khi USD chỉ 16%, yen 9%, đồng rúp cùng bảng Anh 5%... Sự có mặt NDT trong SDR giúp Trung Quốc hạn chế rủi ro thiệt hại từ việc mất giá USD. Không chỉ nói suông, Trung Quốc trong thực tế đã bắt đầu chiến dịch quốc tế hóa NDT.

Vấn đề ở chỗ SDR vẫn chỉ là một đơn vị kế toán hơn là đơn vị tiền tệ có tính thanh khoản. Nó không thể được dùng để can thiệp các thị trường ngoại hối hoặc là đơn vị tiền tệ cho các giao dịch thuần túy.

Muốn SDR từ tiền ảo trở thành tiền thật, người ta phải tạo ra những thị trường riêng, trong đó SDR có thể được bán hoặc mua; phải tạo ra những thị trường có tính thanh khoản mà các chính phủ cũng như tập đoàn có thể phát hành trái phiếu SDR với giá cạnh tranh; và còn phải tái cấu trúc các thị trường ngoại hối sao cho giới kinh doanh tiền tệ giờ đây có thể mua bán dễ dàng thông qua đồng tiền trung gian SDR, theo cách USD như hiện nay (chẳng hạn bán đồng won Hàn Quốc mua baht Thái Lan qua trung gian USD).

Còn nữa, để SDR trở thành đơn vị tiền tệ quốc tế, IMF phải có khả năng phát hành SDR dự trữ phòng trường hợp hụt tiền, theo cách tương tự Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) phát hành thêm USD để bảo đảm tính thanh khoản của đồng tiền này vào nửa sau năm 2008. Theo luật hiện tại, SDR không thể được phát hành nếu không có sự đồng thuận của 85% thành viên IMF. Tất cả cho thấy việc “đời sống hóa” SDR là chuyện đầy thách thức (thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta từng cố thực hiện tương tự nhưng thất bại).

Phần mình, trong thực tế, NDT còn quá yếu đến mức không thể cạnh tranh với euro, huống hồ USD. Thời điểm hiện tại, người nước ngoài chỉ có thể dùng NDT để mua hàng hóa từ Trung Quốc (hơn là bất kỳ quốc gia nào khác, như USD) hoặc trong các giao dịch xuyên biên giới với những láng giềng sát sườn Trung Quốc.

Thế cho nên, những thỏa thuận trao đổi giao dịch bằng NDT giữa Trung Quốc với một số nước như Argentina, Belarus, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc xem ra chẳng có giá trị thực tế; và nó chỉ cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực từng quốc tế hóa NDT trong khó khăn. Những nước trên vẫn không thể dùng NDT để can thiệp các thị trường ngoại hối; nhập khẩu hàng hóa từ một nước thứ ba; hoặc thanh toán cho một ngân hàng nước ngoài hoặc người đầu tư trái phiếu nước ngoài.

Cho đến nay, trái phiếu được tính bằng NDT chỉ được bán duy nhất ở Trung Quốc, bởi hệ thống ngân hàng Trung Quốc hoặc một số định chế tài chính đa phương chẳng hạn Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Tài chính quốc tế (International Finance Corporation). Tóm lại, để có thể quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ nói chung, trước hết người ta phải đặt nền móng để dựng lên những thị trường đủ lớn cho hoạt động giao dịch của đơn vị tiền tệ đó.

Một cách tổng quát, có ba trụ cột cho việc quốc tế hóa một đơn vị tiền tệ: Kích cỡ của nền kinh tế quốc gia cũng như khối lượng giao dịch kinh thương; độ rộng và độ sâu của tính thanh khoản đơn vị tiền tệ đó ở các thị trường tài chính toàn cầu; và tính ổn định cũng như khả năng chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ khác.

“Con kiến leo cành đa”

Mỉa mai thay, trong thực tế, Bắc Kinh không thể chặt đứt mối liên kết với USD, dù họ luôn muốn. Ngay thời điểm hiện tại, Trung Quốc - hơn ai hết - luôn cầu nguyện cho USD đừng tiếp tục mất giá. Với tư cách người nắm giữ số tài sản USD lớn nhất thế giới ngoài nước Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể “đập một nhát” khiến Mỹ “chết tươi”, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản trên sang đơn vị tiền tệ khác nhưng làm thế chẳng khác gì tự sát bởi nó đồng nghĩa với việc tự thiêu hủy toàn bộ tài sản tích cóp lâu nay.

Ngoài ra, như cây bút Friedrich Wu (Giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore) viết trên BusinessWeek: Kinh tế dường như hùng mạnh của Trung Quốc lại không đồng nghĩa với một nền kinh tế giàu có mang lại thịnh vượng trọn vẹn cho toàn xã hội. Trung Quốc hiện vẫn thua xa nhiều nền kinh tế ở tỷ lệ bình quân thu nhập đầu người. Ngay cả khi GDP đầu người Trung Quốc có thể vọt lên 49.650USD vào trước năm 2050 so với 2.430USD năm 2007 thì nó vẫn còn kém xa 91.683USD của Mỹ hiện tại, theo dự báo Goldman Sachs.

Kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro, đặc biệt tình trạng chênh lệch rộng giữa khu vực thành thị và nông thôn. Thị trường vốn Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai so với Mỹ hoặc Anh. Thời điểm trước mắt, ít ra cũng vài thập niên nữa, USD vẫn là sự chọn lựa không chỉ với mậu dịch giao thương nhiều nước thế giới mà với cả Trung Quốc. Để duy trì phát triển, Trung Quốc vẫn cần người tiêu dùng Mỹ mở hầu bao cho hàng xuất khẩu của họ.

Và chừng nào còn làm ăn với Mỹ và phụ thuộc thị trường Mỹ, người ta còn buộc phải đếm tiền bằng USD. Muốn hay không, sự thật vẫn cứ là như thế!

Theo Mạnh Kim
Petrotimes
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”