Ai hưởng lợi từ thỏa thuận khí đốt Nga - Trung?
Sau nhiều năm ròng đàm phán, Moscow và Bắc Kinh cuối cùng đã ký được một thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD, được cho là sẽ thay đổi bộ mặt của thị trường khí đốt toàn cầu.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Những người bạn Trung Quốc của tôi mặc cả rất kỹ lưỡng khi đàm phán”, ông Putin nói với báo giới sau khi thỏa thuận được ký.
Theo tạp chí Foreign Policy, có thể xem cuộc đàm phán khí đốt Nga-Trung như một cuộc chạy marathon kéo dài tới tận khoảng 4h sáng ngày 21/3.
Kết quả của cuộc đàm phán bền bỉ này là một thỏa thuận 30 năm, trị giá 400 tỷ USD, trong đó Nga sẽ cung cấp khí đốt từ vùng Siberia xa xôi tới đất nước Trung Quốc “đói” năng lượng.
Bàn cờ đã thay đổi
Cuộc đàm phán khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh, kéo dài từ đầu thập niên 1990, tưởng như đã một lần nữa rơi vào bế tắc trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, hai bên đã đạt thỏa thuận vào phút chót, ngay trước khi ông Putin kết thúc chuyến thăm, mở ra một kỷ nguyên mới trong thương mại năng lượng toàn cầu.
Foreign Policy nhận định, thỏa thuận này có thể tạo ảnh hưởng lớn đối với Nga, Trung Quốc, châu Á, và đối với cả châu Âu - khu vực đến nay vẫn là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga.
Đối với Nga, thỏa thuận này giúp Nga rốt cục bán được nhiều năng lượng hơn cho thị trường châu Á sau nhiều thập niên chủ yếu cung cấp dầu thô và khí đốt cho châu Âu. Đối với Trung Quốc, thỏa thuận giúp đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu năng lượng đang ngày càng lớn ở nước này, đặc biệt là loại năng lượng sạch hơn so với than - nguồn nhiên liệu chính cho 3 thập kỷ tăng trưởng vừa qua của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, châu Âu theo dõi cú bắt tay thân mật giữa Nga và Trung Quốc bằng tâm trạng pha trộn giữa mừng và lo.
Bởi, thỏa thuận khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh một mặt có thể giúp Nga né tránh được áp lực của phương Tây về xuất khẩu mặt hàng này trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine. Mặt khác, thỏa thuận trên cũng đem đến cho châu Âu hy vọng có thể ký kết được những hợp đồng mua khí đốt với giá “mềm” hơn trong những năm sắp tới.
Thỏa thuận đã ký quy định Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Chi tiết về giá cả chưa được công bố, nhưng nguồn tin thân cận nói rằng, mức giá là 350 USD/1.000 mét khối khí đốt, thấp hơn mức giá mà Nga mong muốn, đồng thời thấp hơn mức 380 USD/1.000 mét khối mà Nga vẫn thường áp dụng đối với khách hàng châu Âu.
“Những người bạn Trung Quốc của tôi mặc cả rất kỹ lưỡng khi đàm phán”, ông Putin nói với báo giới sau khi thỏa thuận được ký. “Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng để đi đến những điều khoản hợp đồng mà cả hai bên cùng thỏa mãn”.
Người đứng đầu điện Kremlin còn gọi thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là một “sự kiện lịch sử trong lĩnh vực khí đốt của Nga”. Thỏa thuận này đòi hỏi những khoản đầu tư lớn để khai thác các mỏ khí đốt ở vùng Viễn Đông xa xôi của Nga, trong đó các công ty Nga sẽ phải chi ít nhất 50 tỷ USD và phía Trung Quốc cần đầu tư khoảng 20 tỷ USD - theo ông Putin.
Quan trọng hơn cả, thỏa thuận này đánh dấu bước dịch chuyển lớn đầu tiên của Nga về phía châu Á trong lĩnh vực xuất khẩu khí đốt. Trong nhiều năm qua, nước này mới chỉ xuất khẩu dầu thô với khối lượng khiêm tốn sang Trung Quốc và cố gắng tăng cường xuất khẩu khí hóa lỏng sang một số thị trường châu Á.
“Vũ khí” khí đốt của Nga
Thỏa thuận ký với Trung Quốc lần này là bước đi lớn nhất của Nga trong vấn đề đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng về phía Đông như chủ trương mà điện Kremlin đưa ra vào năm 2010, đồng thời có thể mở đường cho những thỏa thuận lớn khác trong tương lai với Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Mặc dù các mỏ khí đốt mới ở Siberia sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn và nhiều năm mới khai thác được, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung còn đem đến cho Nga một lựa chọn mới nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường khí đốt châu Âu.
Điều này đồng nghĩa với việc, đến cuối thập kỷ này, Nga sẽ có khả năng lớn hơn bao giờ hết trong việc tránh bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ hay châu Âu biến sự phụ thuộc của Moscow vào nguồn thu từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thành một thứ vũ khí.
Đến thời điểm hiện tại, cả Mỹ và châu Âu đều chưa “dám” sử dụng con bài khí đốt làm đòn bẩy để giành lợi thế trước Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Trung bình hiện nay, giá trị xuất khẩu khí đốt hàng ngày của Nga sang châu Âu đạt khoảng 100 triệu USD.
“Theo quan điểm của tôi, Nga là người giành thắng lợi tinh thần lớn trong thỏa thuận này”, ông Tim Boersma, một chuyên gia về khí đốt thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận xét.
Có lẽ, nước Nga và Tổng thống Putin có nhiều lý do để ăn mừng hơn tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom. Thỏa thuận này đã bị trì hoãn suốt nhiều năm chủ yếu vì Gazprom muốn đạt được ở châu Á những hợp đồng khí đốt béo bở như tập đoàn này có được ở châu Âu. Trung Quốc thì một mực từ chối. Mức giá của thỏa thuận là 350 USD/1.000 mét khối như một nguồn tin cung cấp có thể là hòa, hoặc thậm chí là lỗ, đối với Gazprom.
Nói cách khác, thỏa thuận này sẽ giúp Gazprom đa dạng hóa nguồn doanh thu, nhưng không tăng cường lợi nhuận. Giá cổ phiếu của Gazprom đã tăng chóng vánh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, nhưng ngay sau đó không giữ được thành quả tăng này.
“Đây là một thỏa thuận mang ý nghĩa chính trị. Vấn đề tốt hay không cho Gazprom và cho dòng tiền luôn là ưu tiên thứ yếu” đối với điện Kremlin - một nhà ngoại giao châu Âu làm việc với Nga trong các vấn đề năng lượng nhận xét.
“Nhiệm vụ chính trị” của Bắc Kinh
Đối với Trung Quốc, thỏa thuận có vẻ là một chiến thắng rõ ràng, bởi đảm bảo cho nước này nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai ở mức giá hợp lý. Điều này quan trọng vì nhiều lý do.
Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng vọt trong những năm sắp tới, chủ yếu do Chính phủ nước này muốn giảm vai trò của nhiên liệu than trong nền kinh tế. Giảm ô nhiễm liên quan tới than đã trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Bắc Kinh.
Các ước tính về nhu cầu khí đốt của Trung Quốc rất khác nhau, nhưng giới phân tích nhất trí rằng, tiêu thụ khí đốt của nước này sẽ tăng 2-3 lần trong thập kỷ tới. Những ước tính thận trọng của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) cho rằng, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nhu cầu khí đốt trong thời gian 2010-2040, và Trung Quốc sẽ chiếm hơn 60% của sự tăng trưởng đó.
Một số công ty năng lượng tham gia cuộc chơi khí đốt ở châu Á, chẳng hạn tập đoàn GE của Mỹ với sản phẩm turbine chạy khí đốt cho ngành năng lượng, thậm chí còn đưa ra những dự báo tăng trưởng mạnh hơn.
Một vấn đề quan trọng là thỏa thuận khí đốt với Nga không đòi Trung Quốc phải chịu nhiều sức ép.
Không giống như nhiều nước nhỏ ở châu Âu phụ thuộc 100% vào khí đốt của Nga dẫn tới dễ bị tổn thương trước những nguy cơ gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc có thể sẽ chỉ phụ thuộc 10% vào nguồn cung khí đốt từ Nga khi việc cung cấp bắt đầu được thực thi. Ngoài Nga, Trung Quốc còn có các nguồn khí đốt chạy ống dẫn khác từ Trung Á, và khí hóa lỏng từ Australia, Qatar, Canada, và có lẽ là cả Mỹ.
Một khi các mỏ khí đốt ở Siberia được khai thác và toàn bộ đường ống dẫn sang Trung Quốc được xây xong, nhiều nước châu Á - thậm chí là những nước không trực tiếp mua khí đốt của Nga - có thể thở phào. Việc lần đầu tiên có khí đốt dẫn bằng ống tới khu vực Đông Bắc Á có thể sẽ làm giảm bớt áp lực tăng giá khí hóa lỏng hiện nay ở châu Á.
Hiện tại, khí hóa lỏng ở châu Á đắt hơn ở châu Âu khoảng 50%. Đó là lý do vì sao mà Hàn Quốc và Nhật Bản theo dõi sát sao tiến trình đàm phán khí đốt Nga-Trung. Hai nước này là hai quốc gia nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, nên có thể sẽ hưởng lợi từ thỏa thuận khí đốt Moscow-Bắc Kinh.
Vậy việc Nga dịch chuyển về phía châu Á có ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu?
Trong ngắn hạn, thỏa thuận này có ý nghĩa rất khiêm tốn. Nguồn cung khí đốt của Nga sang Trung Quốc trong giai đoạn đầu sẽ đến từ các mỏ mới ở Siberia, thay vì các mỏ hiện có cung cấp cho thị trường châu Âu. Nói cách khác, thỏa thuận với Trung Quốc là một sự bổ sung, thay vì thay thế cho hoạt động xuất khẩu của Gazprom sang thị trường châu Âu.
Như vậy, trước mắt, Nga vẫn sẽ phụ thuộc vào nguồn thu từ thị trường khí đốt châu Âu. Điều này có thể thay đổi từ sau năm 2020, nhưng với mức giá mềm hơn mà Trung Quốc đạt được trong thỏa thuận, thị trường châu Á sẽ không đem lại cho Gazprom, và nước Nga, những khoản lợi nhuận hấp dẫn như thị trường châu Âu.
Kết quả của cuộc đàm phán bền bỉ này là một thỏa thuận 30 năm, trị giá 400 tỷ USD, trong đó Nga sẽ cung cấp khí đốt từ vùng Siberia xa xôi tới đất nước Trung Quốc “đói” năng lượng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Gazprom chịu thiệt khi ký hợp đồng khí đốt với Trung Quốc |
Bàn cờ đã thay đổi
Cuộc đàm phán khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh, kéo dài từ đầu thập niên 1990, tưởng như đã một lần nữa rơi vào bế tắc trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, hai bên đã đạt thỏa thuận vào phút chót, ngay trước khi ông Putin kết thúc chuyến thăm, mở ra một kỷ nguyên mới trong thương mại năng lượng toàn cầu.
Foreign Policy nhận định, thỏa thuận này có thể tạo ảnh hưởng lớn đối với Nga, Trung Quốc, châu Á, và đối với cả châu Âu - khu vực đến nay vẫn là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga.
Đối với Nga, thỏa thuận này giúp Nga rốt cục bán được nhiều năng lượng hơn cho thị trường châu Á sau nhiều thập niên chủ yếu cung cấp dầu thô và khí đốt cho châu Âu. Đối với Trung Quốc, thỏa thuận giúp đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu năng lượng đang ngày càng lớn ở nước này, đặc biệt là loại năng lượng sạch hơn so với than - nguồn nhiên liệu chính cho 3 thập kỷ tăng trưởng vừa qua của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, châu Âu theo dõi cú bắt tay thân mật giữa Nga và Trung Quốc bằng tâm trạng pha trộn giữa mừng và lo.
Bởi, thỏa thuận khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh một mặt có thể giúp Nga né tránh được áp lực của phương Tây về xuất khẩu mặt hàng này trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine. Mặt khác, thỏa thuận trên cũng đem đến cho châu Âu hy vọng có thể ký kết được những hợp đồng mua khí đốt với giá “mềm” hơn trong những năm sắp tới.
Thỏa thuận đã ký quy định Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Chi tiết về giá cả chưa được công bố, nhưng nguồn tin thân cận nói rằng, mức giá là 350 USD/1.000 mét khối khí đốt, thấp hơn mức giá mà Nga mong muốn, đồng thời thấp hơn mức 380 USD/1.000 mét khối mà Nga vẫn thường áp dụng đối với khách hàng châu Âu.
“Những người bạn Trung Quốc của tôi mặc cả rất kỹ lưỡng khi đàm phán”, ông Putin nói với báo giới sau khi thỏa thuận được ký. “Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng để đi đến những điều khoản hợp đồng mà cả hai bên cùng thỏa mãn”.
Người đứng đầu điện Kremlin còn gọi thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là một “sự kiện lịch sử trong lĩnh vực khí đốt của Nga”. Thỏa thuận này đòi hỏi những khoản đầu tư lớn để khai thác các mỏ khí đốt ở vùng Viễn Đông xa xôi của Nga, trong đó các công ty Nga sẽ phải chi ít nhất 50 tỷ USD và phía Trung Quốc cần đầu tư khoảng 20 tỷ USD - theo ông Putin.
Quan trọng hơn cả, thỏa thuận này đánh dấu bước dịch chuyển lớn đầu tiên của Nga về phía châu Á trong lĩnh vực xuất khẩu khí đốt. Trong nhiều năm qua, nước này mới chỉ xuất khẩu dầu thô với khối lượng khiêm tốn sang Trung Quốc và cố gắng tăng cường xuất khẩu khí hóa lỏng sang một số thị trường châu Á.
“Vũ khí” khí đốt của Nga
Thỏa thuận ký với Trung Quốc lần này là bước đi lớn nhất của Nga trong vấn đề đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng về phía Đông như chủ trương mà điện Kremlin đưa ra vào năm 2010, đồng thời có thể mở đường cho những thỏa thuận lớn khác trong tương lai với Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Mặc dù các mỏ khí đốt mới ở Siberia sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn và nhiều năm mới khai thác được, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung còn đem đến cho Nga một lựa chọn mới nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường khí đốt châu Âu.
Điều này đồng nghĩa với việc, đến cuối thập kỷ này, Nga sẽ có khả năng lớn hơn bao giờ hết trong việc tránh bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ hay châu Âu biến sự phụ thuộc của Moscow vào nguồn thu từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thành một thứ vũ khí.
Đến thời điểm hiện tại, cả Mỹ và châu Âu đều chưa “dám” sử dụng con bài khí đốt làm đòn bẩy để giành lợi thế trước Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Trung bình hiện nay, giá trị xuất khẩu khí đốt hàng ngày của Nga sang châu Âu đạt khoảng 100 triệu USD.
“Theo quan điểm của tôi, Nga là người giành thắng lợi tinh thần lớn trong thỏa thuận này”, ông Tim Boersma, một chuyên gia về khí đốt thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận xét.
Có lẽ, nước Nga và Tổng thống Putin có nhiều lý do để ăn mừng hơn tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom. Thỏa thuận này đã bị trì hoãn suốt nhiều năm chủ yếu vì Gazprom muốn đạt được ở châu Á những hợp đồng khí đốt béo bở như tập đoàn này có được ở châu Âu. Trung Quốc thì một mực từ chối. Mức giá của thỏa thuận là 350 USD/1.000 mét khối như một nguồn tin cung cấp có thể là hòa, hoặc thậm chí là lỗ, đối với Gazprom.
Nói cách khác, thỏa thuận này sẽ giúp Gazprom đa dạng hóa nguồn doanh thu, nhưng không tăng cường lợi nhuận. Giá cổ phiếu của Gazprom đã tăng chóng vánh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, nhưng ngay sau đó không giữ được thành quả tăng này.
“Đây là một thỏa thuận mang ý nghĩa chính trị. Vấn đề tốt hay không cho Gazprom và cho dòng tiền luôn là ưu tiên thứ yếu” đối với điện Kremlin - một nhà ngoại giao châu Âu làm việc với Nga trong các vấn đề năng lượng nhận xét.
“Nhiệm vụ chính trị” của Bắc Kinh
Đối với Trung Quốc, thỏa thuận có vẻ là một chiến thắng rõ ràng, bởi đảm bảo cho nước này nguồn cung cấp khí đốt trong tương lai ở mức giá hợp lý. Điều này quan trọng vì nhiều lý do.
Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng vọt trong những năm sắp tới, chủ yếu do Chính phủ nước này muốn giảm vai trò của nhiên liệu than trong nền kinh tế. Giảm ô nhiễm liên quan tới than đã trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Bắc Kinh.
Các ước tính về nhu cầu khí đốt của Trung Quốc rất khác nhau, nhưng giới phân tích nhất trí rằng, tiêu thụ khí đốt của nước này sẽ tăng 2-3 lần trong thập kỷ tới. Những ước tính thận trọng của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) cho rằng, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nhu cầu khí đốt trong thời gian 2010-2040, và Trung Quốc sẽ chiếm hơn 60% của sự tăng trưởng đó.
Một số công ty năng lượng tham gia cuộc chơi khí đốt ở châu Á, chẳng hạn tập đoàn GE của Mỹ với sản phẩm turbine chạy khí đốt cho ngành năng lượng, thậm chí còn đưa ra những dự báo tăng trưởng mạnh hơn.
Một vấn đề quan trọng là thỏa thuận khí đốt với Nga không đòi Trung Quốc phải chịu nhiều sức ép.
Không giống như nhiều nước nhỏ ở châu Âu phụ thuộc 100% vào khí đốt của Nga dẫn tới dễ bị tổn thương trước những nguy cơ gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc có thể sẽ chỉ phụ thuộc 10% vào nguồn cung khí đốt từ Nga khi việc cung cấp bắt đầu được thực thi. Ngoài Nga, Trung Quốc còn có các nguồn khí đốt chạy ống dẫn khác từ Trung Á, và khí hóa lỏng từ Australia, Qatar, Canada, và có lẽ là cả Mỹ.
Một khi các mỏ khí đốt ở Siberia được khai thác và toàn bộ đường ống dẫn sang Trung Quốc được xây xong, nhiều nước châu Á - thậm chí là những nước không trực tiếp mua khí đốt của Nga - có thể thở phào. Việc lần đầu tiên có khí đốt dẫn bằng ống tới khu vực Đông Bắc Á có thể sẽ làm giảm bớt áp lực tăng giá khí hóa lỏng hiện nay ở châu Á.
Hiện tại, khí hóa lỏng ở châu Á đắt hơn ở châu Âu khoảng 50%. Đó là lý do vì sao mà Hàn Quốc và Nhật Bản theo dõi sát sao tiến trình đàm phán khí đốt Nga-Trung. Hai nước này là hai quốc gia nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, nên có thể sẽ hưởng lợi từ thỏa thuận khí đốt Moscow-Bắc Kinh.
Vậy việc Nga dịch chuyển về phía châu Á có ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu?
Trong ngắn hạn, thỏa thuận này có ý nghĩa rất khiêm tốn. Nguồn cung khí đốt của Nga sang Trung Quốc trong giai đoạn đầu sẽ đến từ các mỏ mới ở Siberia, thay vì các mỏ hiện có cung cấp cho thị trường châu Âu. Nói cách khác, thỏa thuận với Trung Quốc là một sự bổ sung, thay vì thay thế cho hoạt động xuất khẩu của Gazprom sang thị trường châu Âu.
Như vậy, trước mắt, Nga vẫn sẽ phụ thuộc vào nguồn thu từ thị trường khí đốt châu Âu. Điều này có thể thay đổi từ sau năm 2020, nhưng với mức giá mềm hơn mà Trung Quốc đạt được trong thỏa thuận, thị trường châu Á sẽ không đem lại cho Gazprom, và nước Nga, những khoản lợi nhuận hấp dẫn như thị trường châu Âu.
Theo An Huy
VnEconomy