Ai “dạy” người tiêu dùng chuyện truy xuất nguồn gốc?

Sau phát ngôn của nhà văn Trang Hạ, dù “sốc” nhưng mọi người đều phải thừa nhận rằng chuyện truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở Việt Nam vẫn còn là điều xa lạ và người tiêu dùng vẫn chưa biết cách để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Lời “cảnh tỉnh” cho người tiêu dùng Việt

Khi nữ nhà văn Trang Hạ lên tiếng “chê bai” các mẹ Việt về việc mua sản phẩm cho con theo tâm lý a-dua chứ không thực sự biết rõ về nguồn gốc sản phẩm đã khiến cư dân mạng “dậy sóng”. Tuy nhiên, đây là sự thật không thể phủ nhận.

Như Trang Hạ đã dẫn chứng, món tráng miệng phổ biến như váng sữa thì biến thành “thực phẩm siêu dinh dưỡng với nhiều vi chất, nhiều canxi”, hay món yến sào biến thành “thần dược” dù không ai kiểm định được chất lượng thật giả ra sao. Hay đến cả loại thực phẩm thông dụng thường được các mẹ ưu ái nhất là sữa công thức cũng đã có “dớp” của nhãn hàng A. trong việc “giấu đầu lòi đuôi”, trong thành phần có vi chất bị cấm tại chính nước được truy xuất nguồn gốc là New Zealand.

Món tráng miệng bình thường như váng sữa biến hình thành thực phẩm siêu dinh dưỡng.
Món tráng miệng bình thường như váng sữa "biến hình" thành "thực phẩm siêu dinh dưỡng".

Một thực tế khác cho thấy, trong thị trường thực phẩm dành cho trẻ, nhất là mặt hàng sữa, vẫn xuất hiện những nhãn sữa được dán mác nhập khẩu thông tin ghi từ nước này nhưng khi truy xuất mã vạch sản phẩm thì nguồn gốc là của nước khác. Như sữa tươi ghi trên nhãn là “xuất xứ Đức” nhưng trên vỏ hộp chỉ toàn tiếng Anh và tiếng Ả Rập và thậm chí là tiếng… Tàu.

Ngoài ra, còn sản phẩm tiêu dùng khác “made in China” trên mã code, nhưng được đội lốt hàng sản xuất tại châu Âu về bán với giá cao. Cuối cùng, người tiêu dùng vẫn là thiệt thòi nhất, phải chi nhiều số tiền hơn mức thực tế, lại còn phải dùng sản phẩm với chất lượng không đảm bảo.

Ở nước ta, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi chế biến vẫn luôn là “dấu hỏi” to đùng cho mỗi người tiêu dùng. Không phải công ty sản xuất nào cũng minh bạch trong kinh doanh. Do đó, khi xảy ra chuyện, người tiêu dùng luôn là người cuối cùng phải tự đi truy xuất nguồn gốc, tốn công tốn sức để tìm kiếm thông tin và chứng thực. Trong khi đó, rõ ràng đây là việc nên làm của nhà sản xuất, hoặc ít ra cũng nên có động thái hỗ trợ người tiêu dùng khi xảy ra việc để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này là không hề có. Ngược lại, nhiều nhà sản xuất còn tung ra những thông tin thực hư, để càng nhập nhèm càng tốt.

Bò được nuôi trong trang trại chen chúc, ăn bắp GMO sẽ cho chất lượng sữa không đảm bảo
Bò được nuôi trong trang trại chen chúc, ăn bắp GMO sẽ cho chất lượng sữa không đảm bảo

Vậy thì, tiếng nói của Trang Hạ cũng giống như lời cảnh tỉnh sớm cho người tiêu dùng, nhất là những người mẹ đang từng ngày “nuôi con bằng mắt chứ không phải bằng não”.

Truy xuất nguồn gốc – cách thức hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng

Việc Trang Hạ “dội một gáo nước lạnh” vào người tiêu dùng Việt và đòi truy xuất nguồn gốc là đúng đắn. Việc truy xuất nguồn gốc đã có từ lâu trên thế giới bởi đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng. Ở các siêu thị của các nước phát triển, khách hàng chỉ cần nhập mã code của sản phẩm vào máy quét là có đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm đi kèm, từ giống trồng trọt hay chăn nuôi, đến cách thức sản xuất, đóng gói, thông tin về phương pháp bảo quản và kèm giá cả.

Vì thế, nếu người tiêu dùng phát hiện ra sự bất thường đối với sản phẩm đã mua, họ có thể kiện nhãn hàng và được bảo vệ quyền lợi một cách tối đa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này gần như là “không phải chuyện nước mình”. Dù tự hào hội nhập đã lâu, nhưng vì sao các nhà sản xuất dường như vẫn đứng ngoài xu hướng này của thế giới thì không ai rõ.

Bò sữa được nuôi trên đồng và ăn cỏ tươi mới cho chất lượng sữa chất lượng. Và các mẹ được quyền truy xuất nguồn gốc để lựa chọn và quyết định mua hàng.
Bò sữa được nuôi trên đồng và ăn cỏ tươi mới cho chất lượng sữa chất lượng. Và các mẹ được quyền truy xuất nguồn gốc để lựa chọn và quyết định mua hàng.

Truy xuất nguồn gốc, giờ đây, là một cách để người tiêu dùng tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian khá dài không lưu tâm. Trên thực tế, hiện nay một số sản phẩm với công nghệ truy xuất nguồn gốc đã có mặt trên thị trường Việt Nam, đem đến cho người tiêu dùng quyền lợi “được biết”, được nhìn” và “được yên tâm”. Tiên phong trong công nghệ “Truy xuất nguồn gốc” là thương hiệu sữa bột công thức Anka đến từ Ireland.

Theo đó, chỉ bằng cách nhập mã số dưới đáy mỗi lon sữa Anka vào trang web của Anka, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm để có cái nhìn toàn diện và chủ động về xuất xứ sản phẩm, không chỉ dừng lại ở các thông số kỹ thuật, thành phần dinh dưỡng hay ngày sản xuất thường thấy ở các sản phẩm hiện tại.

Với “Truy xuất nguồn gốc”, người tiêu dùng “truy” ra tất tần tận thông tin của sản phẩm từ nguồn gốc nguồn sữa tươi nguyên liệu, mô hình trang trại và chế độ chăm sóc bò sữa, ngày thu hoạch sữa tươi, điều kiện bảo quản nguồn sữa trước khi đưa vào sản xuất, quy trình sản xuất, chi tiết về công thức dinh dưỡng cho tới việc kiểm nghiệm và các tiêu chuẩn quốc tế.

Các mẹ Việt sẽ biết được sản phẩm Anka được kiểm định chất lượng dinh dưỡng bởi Industrias Lacteas Asturianas S.A. Peny Picot và Trung tâm Kiểm định Chất lượng độc lập thứ 3 (Vương quốc Anh), đạt tiêu chuẩn của Ủy Ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX về thành phần dinh dưỡng. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được kiểm nghiệm và đăng ký công bố chất lượng tại Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm.

Nếu người tiêu dùng không tự bảo vệ quyền lợi của chính bản thân bằng cách truy xuất nguồn gốc thì ai sẽ làm điều đó?
Nếu người tiêu dùng không tự bảo vệ quyền lợi của chính bản thân bằng cách truy xuất nguồn gốc thì ai sẽ làm điều đó?

Đã đến lúc người tiêu dùng và các mẹ “bỉm sữa” cần tỉnh táo hơn trước những thông tin được cung cấp vô chừng vô mực từ các nhãn hàng và biết cách tiêu dùng thông thái để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong một thị trường hỗn loạn như hiện nay.

Nha Đăng