41.200 doanh nghiệp giải thể, tạm đóng cửa từ đầu năm
(Dân trí) - Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, trong tháng 10, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trên cả nước đã giảm khá nhiều, khoảng 1.000 doanh nghiệp. Tính chung 10 tháng, cả nước có 41.200 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động.
Trước đó, tháng 7 có khoảng 4.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động, tháng 8 có 5.000 doanh nghiệp và tháng 9 cũng có 5.000 doanh nghiệp lâm vào tình trạng này.
Trong khi đó, có khoảng 6.000 doanh nghiệp được thành lập trong tháng 10. Tính chung 10 tháng, cả nước có hơn 57.000 doanh nghiệp mới được thành lập, trong khi đó có 41.200 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động. Con số này giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Tồn kho nặng nề nằm ở lĩnh vực xây dựng và bất động sản.
Cùng với đó, sản xuất công nghiệp phục hồi dần. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tháng 10 đã tăng 5,8% so tháng 9, là mức tăng khá so với 4,6% của tháng 9/2012.
Tuy nhiên, điều này không hẳn là chỉ báo cho thấy tình hình khó khăn đối với kinh tế đã giảm đi. Trong các báo cáo lần này không cho thấy được cầu tiêu dùng có tăng lên hay không thông qua chỉ số bán lẻ.
Đến hôm 29/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương, cơ quan này cũng thông báo, tính đến 1/10, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 1,3% so tháng trước và tăng 20,3% so cùng kỳ. Mặc dù cho biết, phản ánh của các Hiệp hội ngành nghề trực thuộc Bộ đều cho thấy đây là mức tồn kho chấp nhận được cho hoạt động cuối năm cũng như đảm bảo hàng hóa Tết, song không thể khẳng định tình hình doanh nghiệp đã khá lên.
Vấn đề còn nằm ở việc, mặc dù thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể song dường như nền kinh tế rất khó hấp thụ vốn.
Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) của nền kinh tế hiện nay so với thời điểm 31/12/2011 mới chỉ tăng 2,77% - đây là mức rất thấp và còn cách rất xa so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã đặt ra.
Trong khi đó, vốn huy động chảy vào ngân hàng tăng mạnh. Tính đến ngày 19/10/2012, so với 31/12/2011, tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 14,2%. Lãi suất cho vay ghi nhận giảm 5-8% so cuối năm 2011. Trong đó, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất phổ biến ở mức 11-13%. Lãi suất cho vay ở những lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác ở mức 14-17%/năm.
Như vậy, bài toán đặt ra ở đây, nếu như lãi suất cho vay hạ (trên ghi nhận của cơ quan chức năng) nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất cuối năm, song nguồn vốn chảy vào doanh nghiệp vẫn chưa cao, tức mục tiêu mà NHNN đặt ra chưa thật sự đạt được.
Theo một số cảnh báo, nếu phần thanh khoản dư thừa tại các ngân hàng không được sử dụng hợp lý thì sẽ có thể tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, khi không chảy vào lĩnh vực sản xuất và cũng không giúp doanh nghiệp mở rộng được sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát quay trở lại, hoặc vốn sẽ chảy vào bất động sản và chứng khoán.
Cũng theo ghi nhận của cơ quan thống kê, lũy kế đến 15/10/2012, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt gần 523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,7% dự toán, trong khi tổng chi NSNN ước đạt gần 678,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1% dự toán. Như vậy, tính đến giữa tháng 10, NSNN đang thâm hụt 155,2 nghìn tỷ đồng.
Với tình hình doanh nghiệp vẫn còn khó khăn như hiện nay, thậm chí, nhiều phản ánh cho biết, lãi suất ngân hàng đã bị đẩy lên đến 21%/năm, trong khi chính sách tăng thu của Chính phủ nếu không được thực hiện một cách khéo léo và hợp lý sẽ có thể khiến doanh nghiệp đã khó lại khó hơn. Điều dễ hiểu, doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, khi đầu ra còn "phập phù" sẽ không dám vay thêm để gánh chi phí lãi. Chính điều này là nguy cơ khiến thu ngân sách năm sau có thể bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, có khoảng 6.000 doanh nghiệp được thành lập trong tháng 10. Tính chung 10 tháng, cả nước có hơn 57.000 doanh nghiệp mới được thành lập, trong khi đó có 41.200 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động. Con số này giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Cùng với đó, sản xuất công nghiệp phục hồi dần. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tháng 10 đã tăng 5,8% so tháng 9, là mức tăng khá so với 4,6% của tháng 9/2012.
Tuy nhiên, điều này không hẳn là chỉ báo cho thấy tình hình khó khăn đối với kinh tế đã giảm đi. Trong các báo cáo lần này không cho thấy được cầu tiêu dùng có tăng lên hay không thông qua chỉ số bán lẻ.
Đến hôm 29/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương, cơ quan này cũng thông báo, tính đến 1/10, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 1,3% so tháng trước và tăng 20,3% so cùng kỳ. Mặc dù cho biết, phản ánh của các Hiệp hội ngành nghề trực thuộc Bộ đều cho thấy đây là mức tồn kho chấp nhận được cho hoạt động cuối năm cũng như đảm bảo hàng hóa Tết, song không thể khẳng định tình hình doanh nghiệp đã khá lên.
Vấn đề còn nằm ở việc, mặc dù thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể song dường như nền kinh tế rất khó hấp thụ vốn.
Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) của nền kinh tế hiện nay so với thời điểm 31/12/2011 mới chỉ tăng 2,77% - đây là mức rất thấp và còn cách rất xa so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã đặt ra.
Trong khi đó, vốn huy động chảy vào ngân hàng tăng mạnh. Tính đến ngày 19/10/2012, so với 31/12/2011, tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 14,2%. Lãi suất cho vay ghi nhận giảm 5-8% so cuối năm 2011. Trong đó, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất phổ biến ở mức 11-13%. Lãi suất cho vay ở những lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác ở mức 14-17%/năm.
Như vậy, bài toán đặt ra ở đây, nếu như lãi suất cho vay hạ (trên ghi nhận của cơ quan chức năng) nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất cuối năm, song nguồn vốn chảy vào doanh nghiệp vẫn chưa cao, tức mục tiêu mà NHNN đặt ra chưa thật sự đạt được.
Theo một số cảnh báo, nếu phần thanh khoản dư thừa tại các ngân hàng không được sử dụng hợp lý thì sẽ có thể tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, khi không chảy vào lĩnh vực sản xuất và cũng không giúp doanh nghiệp mở rộng được sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát quay trở lại, hoặc vốn sẽ chảy vào bất động sản và chứng khoán.
Cũng theo ghi nhận của cơ quan thống kê, lũy kế đến 15/10/2012, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt gần 523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,7% dự toán, trong khi tổng chi NSNN ước đạt gần 678,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1% dự toán. Như vậy, tính đến giữa tháng 10, NSNN đang thâm hụt 155,2 nghìn tỷ đồng.
Với tình hình doanh nghiệp vẫn còn khó khăn như hiện nay, thậm chí, nhiều phản ánh cho biết, lãi suất ngân hàng đã bị đẩy lên đến 21%/năm, trong khi chính sách tăng thu của Chính phủ nếu không được thực hiện một cách khéo léo và hợp lý sẽ có thể khiến doanh nghiệp đã khó lại khó hơn. Điều dễ hiểu, doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, khi đầu ra còn "phập phù" sẽ không dám vay thêm để gánh chi phí lãi. Chính điều này là nguy cơ khiến thu ngân sách năm sau có thể bị ảnh hưởng.
Bích Diệp