100.000 tỷ đồng sắp được tung vào bất động sản?

(Dân trí) - Một gói tín dụng lên tới 100.000 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình đang được xem xét.

Gói 30.000 tỷ giải ngân ì ạch, gói 100.000 lại sắp được rót  vào BĐS?
Gói 30.000 tỷ giải ngân ì ạch, gói 100.000 lại sắp được rót  vào BĐS?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Cắt bệnh "nhờn thuốc" trên sàn chứng khoán

Ngành gỗ trước TPP: Nhiều thách thức nhưng phòng bị yếu

Ta và Tây làm quảng cáo tại Việt Nam

EVN xây nhiệt điện tỷ Đô tại Thái Bình

Thông tin trên được TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho biết tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” tổ chức ngày 21/2.

Ông Nghĩa cho biết, thúc đẩy hồi phục thị trường bất động sản là một trong 3 nhiệm vụ then chốt được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong quý I/2014. Vì vậy, giải pháp mới đang được bàn thảo và Ngân hàng Nhà nước đang tập trung chỉ đạo là 4 ngân hàng quốc doanh sẽ liên kết với Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (Buildbank) thành lập một gói tín dụng có thể lên tới trên dưới 100.000 tỷ đồng.

Gói tín dụng này tập chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình. Nhà ở không nhất thiết phải là căn hộ mới và đối tượng được hưởng gói tín dụng này được mở rộng ra so với gói 30.000 tỷ đồng, ông Nghĩa cho biết thêm.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng chia sẻ thêm, Builibank sẽ đứng ra làm đầu mối với tư cách ngân hàng của người mua, còn 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đứng ra tài trợ với tư cách ngân hàng của người bán. Ngân hàng Nhà nước đã họp với 5 ngân hàng này và một đơn vị được chỉ định đứng ra tổ chức mạng lưới cung ứng vật liệu xây dựng toàn quốc để thực hiện chương trình này.

Ông Nghĩa cho biết, hiện Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sửa đổi lại một số quy định của gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, đã được triển khai từ tháng 6/2013.

Sau 8 tháng triển khai, số liệu mới nhất từ ngân hàng Nhà nước cho thấy, số tiền giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng mới đạt 3,6%. Theo các chuyên gia, sở dĩ việc giải ngân gặp khó khăn do không có nguồn cung nhà ở xã hội cho thị trường, vướng mắc trong pháp luật hiện hành liên quan tới mua bán nhà hình thành trong tương lai, thu nhập của "người thu nhập thấp" không đảm bảo khác năng trả nợ, thời gian cho vay chưa đủ dài...

Để khắc phục những hạn chế này, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, quy định mới có thể được thay đổi theo hướng bỏ tên "nhà ở xã hội" để mở rộng nguồn cung cho thị trường; Thời hạn cho vay có thể kéo dài lên 15 năm thay vì tối đa 10 năm như quy định hiện nay; Lãi suất có thể giảm mạnh hơn thay vì mức 5%/năm.

Cơ chế xác nhận "đã có nhà ở" có thể được sửa thành thành xác nhận nơi sống (nơi cư trú). Trên thực tế, nhiều địa phương không xác nhận cho người mua nhà "chưa có nhà ở", "nhà ở chưa đến 8m2/người" mà chỉ xác nhận chung chung như “chưa có nhà tại địa phương” nên không đủ điều kiện vì chưa nhà ở địa phương này không xác định được có nhà ở địa phương khác hay không.

Cho phép vận dụng linh hoạt dựa trên giá bán là chính chứ không phải diện tích căn hộ, căn hộ được xem xét cho vay không nhất định phải là giá thấp. Tuy vậy, chi tiết sửa đổi như thế nào còn phải chờ Chính phủ thông qua, ông Nghĩa cho biết.

Thục Anh

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước