10 án phạt lớn nhất lịch sử doanh nghiệp
(Dân trí) - Vì những hành vi như lừa dối người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường… các “ông lớn” trong làng doanh nghiệp của thế giới đã phải lĩnh các án phạt hàng tỷ USD.
Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp lĩnh án phạt nặng nhất từ trước tới nay do trang The Richest giới thiệu:
10. Intel
Mức phạt: 1,45 tỷ USD
Năm 2009, hãng công nghệ khổng lồ Intel đã bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt 1,45 tỷ USD vì vi phạm luật cạnh tranh. Mức phạt này tương đương 33% tổng lợi nhuận của Intel năm đó và chưa từng có tiền lệ tính đến thời điểm công bố. Intel bị phạt sau khi đối thủ Advanced Micro Devices (AMD) đâm đơn kiện cáo buộc Intel trả những khoản hậu cho các công ty máy tính để họ sử dụng con chip của Intel.
9. Abbott Labs
Mức phạt: 1,5 tỷ USD
Abbott Labs bị phạt sau khi bị cáo buộc có hành vi tiếp thị bất hợp pháp loại thuốc chống tai biến có tên Depakote trong thời gian từ năm 2006-2011. Năm 2012, Abbott Lab chấp nhận mức phạt 1,5 tỷ USD mà Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra. Khoản phạt này tương đương gần 1/3 lợi nhuận 4,7 tỷ USD của Abbott Labs trong năm đó.
8. Enron Corp
Mức phạt:1,5 tỷ USD
Enron là một công ty cung cấp năng lượng quy mô lớn có trụ sở ở Texas. Vào giữa thập niên 1990, công ty này bắt đầu làm giả sổ sách và che giấu các thương vụ mờ ám nhằm lừa dối cổ đông, các nhà đầu tư và người tiêu dùng, đẩy giá cổ phiếu gia tăng. Đến năm 2001, cơ quan điều tra của Mỹ đã phanh phui các hành vi sai trái của Enron và cuối năm đó, công ty này phá sản. Năm 2005, vụ án Enron khép lại, với án phạt 1,5 tỷ USD dành cho Enron, và CEO của công ty này là Jeffrey Skiling vẫn đang ngồi tù cho tới nay.
7. AIG
Mức phạt: 1,6 tỷ USD
Năm 2006, hãng bảo hiểm AIG của Mỹ bị Bộ Tư pháp nước này phát hiện có những thương vụ phi pháp cách đó cả thập kỷ. Trong đó, AIG bị cho là đã trả tiền “bôi trơn” cho các nhà môi giới bảo hiểm khác để kiếm hợp đồng, đưa ra số liệu sai lệch các hợp đồng bảo hiểm để phải trả ít thuế hơn… Và AIG đã phải nộp phạt 1,6 tỷ USD cho những hành vi này, bằng 12% lợi nhuận của hãng trong năm đó.
6. Siemens
Mức phạt: 1,6 tỷ USD
Năm 2008, hãng điện tử-viễn thông Siemens của Đức bị nhà chức trách phát hiện có hành vi tham nhũng và đưa hối lộ để giành hợp đồng ở Đức, Mỹ, Venezuela, Israel, Bangladesh, Nga và Iraq. Thậm chí, những hành vi sai trái này của Siemens được cho là đã diễn ra suốt từ những năm 1990. Trong số tiền 1,6 tỷ USD mà Siemens bị phạt, 800 triệu là tiền phạt ở Đức, còn lại là tiền phạt ở Mỹ.
5. Johnson & Johnson
Mức phạt: 2,2 tỷ USD
Năm 2012, Johnson & Johnson bị cơ quan chức năng “sờ gáy” vì có hành vi quảng cáo gây hiểu lầm về loại thuộc chống loạn thần kinh Risperdal suốt từ những năm 1990. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra phán quyết phạt Johnson & Johnson 2,2 tỷ USD vì hành vi này, tương đương khoảng 1/4 lợi nhuận của hãng trong năm đó.
4. Pfizer
Mức phạt: 2,3 tỷ USD
Thêm một công ty dược phẩm nữa có tên trong “danh sách đen” này. Hãng dược phẩm nổi tiếng thế giới Pfizer cũng bị cáo buộc có hành vi lừa dối người tiêu dùng đối với loại thuộc giảm đau sau phẫu thuật Bextra. Vào năm 2009, Pfizer bị phạt 2,3 tỷ USD vì hành vi của mình.
3. Time Warner
Mức phạt: 2,4 tỷ USD
Năm 2005, “đế chế” truyền thông Time Warner bị cáo buộc đã lừa dối cổ đông về chi tiết vụ sáp nhập với công ty Internet AOL. Quy mô của vụ lừa dối lớn đến nỗi chính các cổ đông của Time Warner đưa công ty này ra tòa. Vụ sáp nhập thất bại khiến Time Warner, khi đó có 90.000 nhân viên, chao đảo và giá cổ phiếu lao dốc. Khoản phạt 2,4 tỷ USD mà Time Warner phải lĩnh tương đương gần gấp hai lần mức doanh thu chỉ 1,3 tỷ USD của công ty vào năm 2005.
2. Glaxo-Smith-Kline
Mức phạt: 3 tỷ USD
Năm 2012, hãng dược phẩm khổng lồ Glaxo-Smith-Kline (GSK) có trụ sở ở Anh quốc đã bị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phạt 3 tỷ USD vì hành vi “lại quả” cho các bác sỹ suốt từ cuối thập niên 1990 để họ kê đơn một số sản phẩm thuốc của hãng. FDA phát hiện, loại thuốc chống trầm cảm Paxil vốn chỉ dành cho người trưởng thành đã được các bác sỹ kê đơn cho trẻ em và thiếu niên vì những phi vụ “lại quả” của GSK.
1. BP
Mức phạt: 34 tỷ USD
Khoản phạt khổng lồ 34 tỷ USD mà hãng dầu lửa BP của Anh quốc có thể phải chịu là kết quả của việc hãng này gây ra thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan năm 2010. Vụ tràn dầu này thực sự là một thảm họa môi trường vào hàng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với tốc độ dầu tràn vào môi trường lên tới 60.000 thùng mỗi ngày. Hiện vụ án tràn dầu này vẫn chưa khép lại, và 34 tỷ USD là mức phạt mà các công tố viên Mỹ muốn BP phải gánh chịu. Ngoài ra, một số lãnh đạo của BP cũng có khả năng phải ngồi tù vì tội hình sự.
10. Intel
Mức phạt: 1,45 tỷ USD
Năm 2009, hãng công nghệ khổng lồ Intel đã bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt 1,45 tỷ USD vì vi phạm luật cạnh tranh. Mức phạt này tương đương 33% tổng lợi nhuận của Intel năm đó và chưa từng có tiền lệ tính đến thời điểm công bố. Intel bị phạt sau khi đối thủ Advanced Micro Devices (AMD) đâm đơn kiện cáo buộc Intel trả những khoản hậu cho các công ty máy tính để họ sử dụng con chip của Intel.
9. Abbott Labs
Mức phạt: 1,5 tỷ USD
Abbott Labs bị phạt sau khi bị cáo buộc có hành vi tiếp thị bất hợp pháp loại thuốc chống tai biến có tên Depakote trong thời gian từ năm 2006-2011. Năm 2012, Abbott Lab chấp nhận mức phạt 1,5 tỷ USD mà Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra. Khoản phạt này tương đương gần 1/3 lợi nhuận 4,7 tỷ USD của Abbott Labs trong năm đó.
8. Enron Corp
Mức phạt:1,5 tỷ USD
Enron là một công ty cung cấp năng lượng quy mô lớn có trụ sở ở Texas. Vào giữa thập niên 1990, công ty này bắt đầu làm giả sổ sách và che giấu các thương vụ mờ ám nhằm lừa dối cổ đông, các nhà đầu tư và người tiêu dùng, đẩy giá cổ phiếu gia tăng. Đến năm 2001, cơ quan điều tra của Mỹ đã phanh phui các hành vi sai trái của Enron và cuối năm đó, công ty này phá sản. Năm 2005, vụ án Enron khép lại, với án phạt 1,5 tỷ USD dành cho Enron, và CEO của công ty này là Jeffrey Skiling vẫn đang ngồi tù cho tới nay.
7. AIG
Mức phạt: 1,6 tỷ USD
Năm 2006, hãng bảo hiểm AIG của Mỹ bị Bộ Tư pháp nước này phát hiện có những thương vụ phi pháp cách đó cả thập kỷ. Trong đó, AIG bị cho là đã trả tiền “bôi trơn” cho các nhà môi giới bảo hiểm khác để kiếm hợp đồng, đưa ra số liệu sai lệch các hợp đồng bảo hiểm để phải trả ít thuế hơn… Và AIG đã phải nộp phạt 1,6 tỷ USD cho những hành vi này, bằng 12% lợi nhuận của hãng trong năm đó.
6. Siemens
Mức phạt: 1,6 tỷ USD
Năm 2008, hãng điện tử-viễn thông Siemens của Đức bị nhà chức trách phát hiện có hành vi tham nhũng và đưa hối lộ để giành hợp đồng ở Đức, Mỹ, Venezuela, Israel, Bangladesh, Nga và Iraq. Thậm chí, những hành vi sai trái này của Siemens được cho là đã diễn ra suốt từ những năm 1990. Trong số tiền 1,6 tỷ USD mà Siemens bị phạt, 800 triệu là tiền phạt ở Đức, còn lại là tiền phạt ở Mỹ.
5. Johnson & Johnson
Mức phạt: 2,2 tỷ USD
Năm 2012, Johnson & Johnson bị cơ quan chức năng “sờ gáy” vì có hành vi quảng cáo gây hiểu lầm về loại thuộc chống loạn thần kinh Risperdal suốt từ những năm 1990. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra phán quyết phạt Johnson & Johnson 2,2 tỷ USD vì hành vi này, tương đương khoảng 1/4 lợi nhuận của hãng trong năm đó.
4. Pfizer
Mức phạt: 2,3 tỷ USD
Thêm một công ty dược phẩm nữa có tên trong “danh sách đen” này. Hãng dược phẩm nổi tiếng thế giới Pfizer cũng bị cáo buộc có hành vi lừa dối người tiêu dùng đối với loại thuộc giảm đau sau phẫu thuật Bextra. Vào năm 2009, Pfizer bị phạt 2,3 tỷ USD vì hành vi của mình.
3. Time Warner
Mức phạt: 2,4 tỷ USD
Năm 2005, “đế chế” truyền thông Time Warner bị cáo buộc đã lừa dối cổ đông về chi tiết vụ sáp nhập với công ty Internet AOL. Quy mô của vụ lừa dối lớn đến nỗi chính các cổ đông của Time Warner đưa công ty này ra tòa. Vụ sáp nhập thất bại khiến Time Warner, khi đó có 90.000 nhân viên, chao đảo và giá cổ phiếu lao dốc. Khoản phạt 2,4 tỷ USD mà Time Warner phải lĩnh tương đương gần gấp hai lần mức doanh thu chỉ 1,3 tỷ USD của công ty vào năm 2005.
2. Glaxo-Smith-Kline
Mức phạt: 3 tỷ USD
Năm 2012, hãng dược phẩm khổng lồ Glaxo-Smith-Kline (GSK) có trụ sở ở Anh quốc đã bị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phạt 3 tỷ USD vì hành vi “lại quả” cho các bác sỹ suốt từ cuối thập niên 1990 để họ kê đơn một số sản phẩm thuốc của hãng. FDA phát hiện, loại thuốc chống trầm cảm Paxil vốn chỉ dành cho người trưởng thành đã được các bác sỹ kê đơn cho trẻ em và thiếu niên vì những phi vụ “lại quả” của GSK.
1. BP
Mức phạt: 34 tỷ USD
Khoản phạt khổng lồ 34 tỷ USD mà hãng dầu lửa BP của Anh quốc có thể phải chịu là kết quả của việc hãng này gây ra thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan năm 2010. Vụ tràn dầu này thực sự là một thảm họa môi trường vào hàng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với tốc độ dầu tràn vào môi trường lên tới 60.000 thùng mỗi ngày. Hiện vụ án tràn dầu này vẫn chưa khép lại, và 34 tỷ USD là mức phạt mà các công tố viên Mỹ muốn BP phải gánh chịu. Ngoài ra, một số lãnh đạo của BP cũng có khả năng phải ngồi tù vì tội hình sự.
Phương Anh
Theo The Richest
Theo The Richest