"Vết đen mặt trời" phóng quả cầu plasma về phía Trái Đất
(Dân trí) - Cực quang dữ dội sẽ tấn công Trái Đất vào ngày 14/4 tới đây
Ngày 11/4, các nhà nghiên cứu tại SpaceWeather đã phát hiện thấy một vụ nổ lớn xảy ra trên mặt trời. Vụ nổ đã kích hoạt một hiện tượng giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ, đồng thời khiến những quả cầu vật chất bắn đi về nhiều hướng. Thông thường, hiện tượng như vậy rất khó quan sát, trừ khi xảy ra ở rìa Mặt Trời. Khi đạt đỉnh, plasma phun lên tới độ cao gấp vài lần đường kính Trái Đất
Theo SpaceWeather, cả hai hiện tượng nêu trên đều là nguyên nhân dẫn đến sự phóng xạ khối lượng tròn (CME), với sự gia tăng của bức xạ, dự kiến sẽ tác động đến Trái Đất vào ngày 14/4.
Các chuyên gia cảnh báo sự kiện này có thể gây ra một loạt các cơn bão địa từ trên Trái Đất, và để lại một số tác động tới vệ tinh đang hoạt động, cũng như những dao động nhất định của hệ thống lưới điện trên mặt đất.
Được biết, vụ nổ xuất phát từng "vết đen" - hay được hiểu nôm na là những vùng tối trên bề mặt của Mặt Trời. Chúng có thể tồn tại ở bất cứ vị trí nào từ vài giờ đến vài tháng.
Philip Judge, một nhà vật lý năng lượng mặt trời tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR), cho biết hậu quả từ vụ nổ của một vết đen trên mặt trời còn đáng sợ hơn những gì mà khoa học đưa ra lời dự đoán. Hiện tượng có thể gây ra hệ quả làm nhiễu từ tính của các bức xạ trên bề mặt yên tĩnh của Mặt Trời.
Đôi khi giống như những trường hợp từng xảy ra trước đây, bức xạ mặt trời có thể kích hoạt những vụ phun trào plasma và từ trường khổng lồ từ mặt trời ra ngoài không gian với vận tốc hàng triệu km/h. Trong đó, plasma là trạng thái ion hóa của vật chất, khiến chúng luôn chứa các hạt mang điện.
Khi bức xạ này va chạm vào từ trường xung quanh Trái Đất, các hạt mang điện tích trong vụ phóng có thể tương tác với chất khí trong khí quyển, giải phóng năng lượng dưới dạng photon và tạo ra hiện tượng cực quang, thường xảy ra nhất ở Bắc và Nam bán cầu.