Trung Quốc sẽ tạo liên lạc đầu tiên với người ngoài hành tinh?

(Dân trí) - Trung Quốc tự tin sẽ là người đầu tiên liên lạc với Người ngoài hành tinh nhờ vào kính thiên văn lớn nhất thế giới, có thể phát hiện tín hiệu từ ngay cả những phần sâu nhất của không gian.

Trung Quốc sẽ tạo liên lạc đầu tiên với người ngoài hành tinh? - 1

Năm ngoái Trung Quốc tự gắn một Trạm thám hiểm không gian bằng cách phóng Trạm không gian Thiên Cung 2 (Tiangong 2) vào Quỹ đạo trái đất thấp, trở thành quốc gia thứ ba, sau Mỹ và Nga, độc lập đưa con người vào không gian.

Quốc gia này cũng đã có hàng chục cuộc chạm trán huyền bí và đáng nghi bao gồm tuyên bố quan sát thấy một tàu vũ trụ UFO qua Vạn Lý Trường Thành vào tuần trước.

Giờ đây, "siêu cường không gian" này đã thề sẽ là người đầu tiên liên lạc với ngoài hành tinh đang dồn hàng tỉ bảng Anh vào thăm dò không gian và kính thiên văn lớn nhất thế giới để phát hiện tín hiệu từ các thiên hà khác.

Phát biểu về nhiệm vụ của Thiên Cung 2 (Tiangong 2), Chủ tịch nước Tập Cận Bình nói rằng dự án sẽ "cho phép Trung Quốc có bước tiến mạnh hơn và xa hơn trong việc thăm dò không gian và đóng góp mới cho việc xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không gian".

Kính thiên văn Mặt cầu có Độ mở ống kính 500 mét (FAST) này rộng gần gấp đôi đài quan sát Arecibo của Mỹ ở Puerto Rico, trở thành chiếc lớn nhất trên thế giới.

Liu Cixin, một nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về Người ngoài hành tinh, đã miêu tả kính thiên văn này như "giống cái gì đó trong khoa học viễn tưởng". Nhưng ông Liu, người đã viết rất nhiều về những rủi ro của liên lạc đầu tiên, cảnh báo rằng "sự xuất hiện của Người khác này" có thể sắp xảy ra và có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng ta.

Trong một cuốn sách của mình, ông cho biết: "Có lẽ trong mười ngàn năm, bầu trời đầy sao mà nhân loại nhìn thấy sẽ vẫn trống rỗng và im lặng. Nhưng có thể ngày mai chúng ta sẽ thức dậy và phát hiện một con tàu vũ trụ ngoài hành tinh kích thước của Mặt trăng đỗ trên quỹ đạo."

Các chuyên gia hàng đầu khác về người ngoài hành tinh bao gồm nhà nghiên cứu vật lý thiên thể Andrew Siemion, giám đốc trung tâm nghiên cứu tình báo ngoài trái đất (SETI) tại Đại học Berkley cũng rất ấn tượng với FAST.

Sóng vô tuyến không được phép gần với kính thiên văn này để ngăn chặn các nguồn tín hiệu từ con người can thiệp vào bất kỳ tín hiệu nào đến từ các nguồn ngoài hành tinh.

Kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc cam kết tăng chi cho nghiên cứu và phát triển lên 913 tỷ bảng Anh (1,2 nghìn tỷ đô la) - ít nhất 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình - với việc thăm dò không gian sâu vào vị trí hàng đầu.

Kế hoạch đã được thông qua vào tháng 3 năm 2016 và sẽ kéo dài đến năm 2020 và Đài quan sát mới nhất này sẽ không phải là cuối cùng của Trung Quốc khi quốc gia này dự định đưa một tàu thăm dò lên vùng tối của mặt trăng.

Những phát triển mới nhất này theo sau một cuộc điều tra về những mảnh kim loại “giống UFO” bí ẩn đã rơi xuống từ bầu trời và thổi vào vùng đất gần nhiều ngôi làng ở miền Trung Trung Quốc.


Kính thiên văn (FAST) của Trung Quốc rộng gần gấp 2 lần Đài quan sát Arecibo của Mỹ.

Kính thiên văn (FAST) của Trung Quốc rộng gần gấp 2 lần Đài quan sát Arecibo của Mỹ.

Những mảnh này tạo ra những vệt sáng rực lớn, làm cho các nhà khoa học bối rối.

Một dân làng tên Zhang nói với báo chí địa phương rằng có một "tiếng ồn sâu" từ bầu trời vào khoảng 1 giờ chiều ngày hôm đó. Anh ấy nói rằng anh ta đã thấy một thứ gì đó nhanh chóng rơi xuống núi.

Dân làng nói thêm: "Nó phát ra tiếng ồn khi nó rơi xuống đất, rồi nó bắt đầu cháy, cỏ khô gần đó bị cháy nhanh chóng".

Một nhà bình luận cho biết: "Cái vòng trông giống như cửa của một cabin UFO."

Video của những cổng thông tin kỳ lạ và các thành phố nổi trên bầu trời ở Trung Quốc cũng đã nhiều lần được chia sẻ trực tuyến thúc đẩy sự say mê của quốc gia này với những điều huyền bí.

Đào Hiền (Theo Express)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm