Trung Quốc đang phát triển tên lửa mới để đưa người lên Mặt trăng
(Dân trí) - Trung Quốc tiết lộ họ đang nghiên cứu phát triển một tên lửa mới để đưa phi hành gia lên Mặt trăng.
Mô hình của tàu đã được truyền thông biết đến ở Hội nghị Vũ trụ Trung Quốc 2020 tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc vào 18/9/2020.
Tên lửa mới này sẽ đem theo một con tàu vũ trụ nặng gần 28 tấn vào không gian. Khối lượng của tên lửa lúc khởi hành là khoảng 2.200 tấn, gần gấp 3 tên lửa lớn nhất Trung Quốc thời điểm hiện tại, tên lửa Long March 5
Đáng chú ý, tên lửa mới này sẽ có 3 lõi, mỗi lõi có đường kính 5 mét, với thiết kế gần giống với 2 tên lửa hiện tại của Mỹ: Delta IV Heavy của United Launch Alliance và Falcon Heavy của SpaceX.
Tên lửa chưa được đặt tên này sẽ cao 87 mét, với 3 lõi, và đang được thiết kế ở Học viện Công nghệ Phương tiện Vũ trụ Trung Quốc ở Bắc Kinh
“Thế giới đang chứng kiến làn sóng mới về việc khám phá Mặt trăng, bao gồm có người hay không người. Các dự án được nhiều nước hợp tác về việc khám phá Mặt trăng đang đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau", Zhou Yanfei, Phó Tổng giám đốc thiết kế của chương trình vũ trụ của Trung Quốc chia sẻ với truyền thông nước nhà.
Trung Quốc vẫn chưa công bố về ngày diễn ra một chuyến bay thử với tên lửa này. Tuy nhiên, Zhou cũng cho biết việc đưa người lên mặt trăng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua.
“Ví dụ, chúng tôi cần tên lửa có khả năng đến Mặt trăng rồi quay về. Nhưng số lượng tối đa mà Long March đang sở hữu hiện tại vẫn chưa thỏa mãn các yêu cầu. Hiện tại, những con tàu Thần Châu đang bay ở quỹ đạo tầm trung Trái đất của chúng tôi không thể có được các điều kiện để đổ bộ vào Mặt trăng. Hơn thế, chúng tôi cũng cần một tàu đổ bộ (lên mặt trăng), và chúng tôi chưa có", Zhou nói.
Vào tháng 5/2020, Trung Quốc đã phóng thử một tên lửa có phi hành đoàn thế hệ mới, chiếc Long March 5B. Nó được sử dụng cho những chuyến bay vào không gian và đổ bộ Mặt trăng.
Trung Quốc vẫn chưa tung ra một chương trình cụ thể để đưa phi hành gia vào vũ trụ, nhưng đã nói về những nhiệm vụ. Hồ sơ của các nhiệm vụ trước hé lộ một tên lửa Long March 9, kỳ vọng sẽ có kích cỡ giống hệt tên lửa Saturn V của NASA hoặc là giống với cơ quan đang phát triển Hệ thống Phóng Vũ trụ ( SLS ). Đại khái, tên lửa có đường kính 10 mét này sẽ cần một thân tên lửa mới với công nghệ mới và động cơ to và có lực đẩy tốt và sẽ được phóng thử vào năm 2030.
Thay thế Long March 9 với một tên lửa mới, Trung Quốc có thể đến mặt trăng nhanh hơn dự kiến.
Tên lửa mới này sẽ sử dụng cụm động cơ mang tên YF-100K, thân tàu có đường kính 16,4 mét tương tự như Long March 5.
Phương tiện này chưa được đặt tên nhưng đã được đặt biệt danh "tên lửa 921", con số liên quan đến mã số cho chương trình bay vào vũ trụ của Trung Quốc, được thành lập vào năm 21/9/1992
Gần 3 thập kỉ trôi qua từ ngày 21/9/1992, Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều vấn đề mấu chốt. Trung Quốc sẽ bắt đầu phóng các mô-đun của trạm vũ trụ của họ vào năm sau, những vẫn đang đối mặt với những chiếc ba-ri-e cản đường.
Zhou cho biết Trung Quốc thiếu "khả năng sinh tồn dưới hoàn cảnh của sinh vật ngoài Trái đất".
"Họ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm về điều đó. Ngoài ra, chúng tôi không có sự hỗ trợ dưới mặt đất. Chúng tôi mới đến được quỹ đạo tầm thấp Trái đất và đang có nhiều nhiệm vụ hướng đến điều đó".
Trung Quốc cũng đang phát triển những tên lửa mới để nâng cấp những tên lửa cũ, sử dụng nhiên liệu độc hại. Ngoài ra, đất nước này vẫn đang tìm cách triển khai các khả năng mới của các tên lửa trên, kể cả những mẫu tên lửa có thể phóng và phóng nhiều lần, giống như Falcon 9 của SpaceX.