1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Trạm không gian của Trung Quốc có thể mang chất độc sắp chạm vào Trái Đất

(Dân trí) - Các chuyên gia ước tính trạm không gian Thiên Cung 1 (Tiangong-1) 8,5 tấn của Trung Quốc sẽ vào bầu khí quyển và rơi xuống Trái Đất chỉ trong vòng vài tuần.

Trạm không gian của Trung Quốc có thể mang chất độc sắp chạm vào Trái Đất - 1

Mặc dù các nhà khoa học cho biết khả năng nó sẽ hạ cánh ở những vùng của châu Âu, Mỹ, Úc và New Zealand là cao, nhưng họ không thể dự đoán được nơi nó sẽ va chạm.

Tổng công ty Hàng không vũ trụ Mỹ ước tính Thiên Cung 1 sẽ đi vào bầu khí quyển khoảng tuần đầu tiên của tháng Tư, nhưng nó cũng có thể đến sớm hơn.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu thì cho biết mô-đun này sẽ hạ xuống trong khoảng từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 19 tháng 4.

Trung Quốc thừa nhận họ đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1 vào năm 2016 và nói rằng họ sẽ không thể thực hiện việc tái kiểm soát được.

Tuyên bố của hãng Aerospace cho hay "có cơ hội cho một lượng nhỏ các mảnh vỡ" từ mô-đun này sẽ tồn tại và rơi xuống trái đất.

Tổ chức nghiên cứu tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp tư nhân về chuyến bay không gian cho biết: "Nếu điều này xảy ra, bất kỳ mảnh vỡ còn sót lại nào cũng sẽ ảnh hưởng trong một khu vực có diện tích vài trăm cây số". Họ cũng cảnh báo rằng trạm không gian có thể mang một chất độc và có tính ăn mòn mạnh gọi là hydrazine.

Bản báo cáo này bao gồm một bản đồ cho thấy mô-đun này dự kiến ​​sẽ đi vào nơi nào đó giữa vĩ độ 43 ° bắc và 43 ° nam. Điều này có nghĩa là cơ hội nó quay trở lại ở Trung Quốc, Trung Đông, Trung tâm Ý, Tây Bắc Tây Ban Nha, các tiểu bang phía bắc của Mỹ, New Zealand, Tasmania, các khu vực ở Nam Mỹ và Nam Phi cao hơn một chút.

Về cơ hội để mảnh vỡ có thể rơi trúng trực tiếp, họ chia sẻ: "Khi xem xét địa điểm xấu nhất ... xác suất mà một người cụ thể (tức là bạn) bị tấn công bởi các mảnh vỡ Thiên Cung 1 nhỏ hơn khoảng một triệu lần tỷ lệ thắng của Xổ số Powerball.

"Trong lịch sử của tàu vũ trụ, chưa từng thấy trường hợp nào bị tổn thương do sự quay trở lại của các mảnh vụn không gian. Chỉ có một người được ghi nhận là bị trúng một mảnh vỡ không gian; và may mắn thay, cô ấy không bị thương."

Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học thuộc Đại học Harvard, cho biết các mảnh vỡ từ một tên lửa cỡ tương tự đã trở lại bầu khí quyển và đổ bộ vào Peru vào tháng 1.

Ông cho hay sự hạ cánh của Thiên Cung 1 đã tăng tốc trong những tháng gần đây và hiện tại đã giảm độ cao khoảng 6km một tuần, so với 1,5km vào tháng Mười.

Ông Mc Dowell cũng lưu ý: "Mỗi hai năm một lần, điều như thế này xảy ra, nhưng Thiên Cung 1 là lớn và dày đặc vì vậy chúng ta cần phải để mắt đến nó. Tôi đoán rằng một vài mảnh vụn sẽ tồn tại quay trở lại bầu khí quyển. Nhưng chúng ta sẽ chỉ biết được chúng hạ cánh ở đâu sau khi thực tế xảy ra. "

Thiên Cung 1 ra mắt vào năm 2011 và được mô tả là một "biểu tượng chính trị mạnh mẽ" của Trung Quốc - một phần của nỗ lực khoa học để trở thành một siêu cường không gian.

Đào Hiền (Theo Express)