Trái đất đang nóng lên qua bức hoạt họa 167 bản đồ
(Dân trí) - Trái đất đang nóng dần lên qua bức hoạt họa 167 bản đồ: Nhà khoa học về thời tiết tiết lộ tác phẩm nghệ thuật thể hiện hành tinh của chúng ta đã và đang nóng dần lên như thế nào từ năm 1850
Thay đổi khí hậu đã trở thành một trong những đề tài gây tranh cãi hot nhất trong những năm gần đây nhưng bằng cách trực quan hóa các hiện tượng thời tiết, các nhà khoa học về khí hậu đã gây tác động mạnh đến người xem.
Cách trình bày đơn giản nhưng thể hiện hiện thực trần trụi việc nóng dần lên của trái đất chúng ta, thể hiện toàn cảnh xu hướng nhiệt độ đang tăng và ngày càng leo thang trong những thập kỷ gần đây.
Dữ liệu cho thấy những bất thường của nhiệt độ bề mặt trái đất cân xứng với một đường chuẩn từ năm 1961 đến năm 1990, với phổ màu khoảng từ -2.5C đến + 2,5C. Trong các bản đồ, màu xanh biểu thị nền nhiệt mát, màu đỏ biểu thị nền nhiệt nóng. Những chỗ không đủ dữ liệu được biểu thị bằng màu xám.
Hawkin viết trên blog Climate Lab Book: “Phương pháp trực quan của biểu đồ lưới thường được sử dụng để truyền một thông điệp đơn giản”
Và thông điệp trong trường hợp này rất rõ ràng – qua nhiều năm, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng đột ngột, đặc biệt từ những năm 1990.
Đây không phải lần đầu tiên Hawkins nhấn mạnh về sự biến đổi khí hậu bằng kỹ thuật trực quan hóa duy nhất. Tháng 5 vừa qua, ông đã sáng tạo bức hoạt học “nhiệt độ trái đất hình xoắn ốc”, thể hiện nhiệt độ toàn cầu thay đổi từng tháng giữa năm 1850 và năm 2016.
Một bức hoạt họa tương tự đã được trưng bày trong lễ khai mạc Olympic Rio. Trong đó sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu duy trì tương đối nhỏ cho đến những năm 1930 nhưng sau đó bắt đầu tăng chậm. Bức họa, thể hiện nhiệt độ toàn cầu thay đổi như thế nào từng tháng từ năm 1850.
Khi định dạng GIF ra đời vào cuối những năm 1990, tuy nhiên nhiệt độ tăng đáng kể. Trao đổi với Mailonline, tháng 5, tiến sỹ Ed Hawkins nói: “Tôi muốn cố gắng trực quan hóa những biến đổi khí hậu theo nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể biết làm thế nào để cải thiện thông tin truyền đạt”.
“Tốc độ thay đổi khí hậu là hiển nhiên ngay lập tức, đặc biệt trong vài thập kỷ qua và mối quan hệ giữa nhiệt độ toàn cầu hiện tại và các giới hạn được thảo luận trên phạm vi toàn thế giới cũng rõ ràng.”
Tiến sỹ Hawkins đã sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Met Office Hadley và Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu trường Đại học miền Đông Anglia. Đồ thị trên trình bày dữ liệu kiểu truyền thống hơn.
Hiện tương Nino đã làm thay đổi nhiệt độ trái đất. Ví dụ, có sự hạ nhiệt một chút giữa những năm 1880 và năm 1910 do núi lửa phun trào trước khi nhiệt độ trái đất nóng lên lần nữa vào giữa năm 1910 và những năm 1940. Tiến sỹ Hawkins nói sự nóng lên của trái đất này là do có sự tăng nhẹ của năng lượng phát ra của mặt trời và sự biến đổi tự nhiên và hậu quả sau những vụ núi lửa phun trào.
Ông giải thích trên blog của mình nhiệt độ cũng duy trì phần lớn không thay đổi trong khoảng giữa những năm 1950 và những năm 1970 bởi vì sol khí thoát ra bay vào bề mặt khí quyển tạo nên hiệu ứng nhà kính
Nhưng từ năm 1980 có sự nóng lên rõ ràng với nhiệt độ bị đẩy lên cao khác thường trong năm 1980 và 2016 do các sự kiện xảy ra hiện tượng El Nino.
Nhà nghiên cứu cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là trái đất của chúng ta sẽ bị hủy diệt mà thay vào đó thúc đẩy nỗ lực đối với việc đảo chiều tổn thất do con người gây ra.
Tiến sỹ Hawkins nói: “Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng nhiệt độ hình xoắn ốc ngoài kiểm soát” nhưng tôi không đồng tình – hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự nóng lên của trái đất vì thế chúng ta chắc chắn kiểm soát được những gì sắp xảy ra”.
Trần Nhung (Theo Dailymail)