1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Tìm ra bí ẩn xác ướp của người Ai Cập 4.000 năm tuổi

(Dân trí) - )-“Hai Anh em” là xác ướp lâu đời nhất của Bảo tàng và nằm trong bộ sưu tập của người Ai Cập nổi tiếng nhất. Đây là xác ướp của hai người đàn ông ưu tú - Khnum-nakht và Nakht-ankh - có niên đại khoảng năm 1800 TCN.


Xác ướp “Hai Anh em” Tại Bảo tàng Manchester, Đại học Manchester.

Xác ướp “Hai Anh em” Tại Bảo tàng Manchester, Đại học Manchester.

Sử dụng chuỗi DNA thế hệ kế tiếp, các nhà khoa học đã phát hiện những xác ướp “Hai anh em” của Bảo tàng Manchester có những người cha khác nhau, thực ra là những người anh em cùng mẹ khác cha.

“Hai anh em” là xác ướp lâu đời nhất của Bảo tàng và nằm trong bộ sưu tập của người Ai Cập nổi tiếng nhất. Đây là xác ướp của hai người đàn ông ưu tú - Khnum-nakht và Nakht-ankh - có niên đại khoảng năm 1800 TCN.

Tuy nhiên, kể từ khi khám phá ra các xác ướp vào năm 1907, các nhà Ai Cập học đã có một số cuộc tranh luận liệu hai người này thực sự có liên quan đến nhau hay không. Vì vậy, vào năm 2015, 'DNA cổ đại' đã được lấy từ răng của họ để làm sáng tỏ bí ẩn này.

Nhưng bí ẩn bắt đầu như thế nào? Cặp anh em này được chôn lấp chung tại một khu, sau đó được đặt tên là Các lăng mộ của Hai Anh em, được phát hiện tại DeirRifeh, một ngôi làng 250 dặm về phía nam thủ đô Cairo.

Họ được tìm thấy bởi những người thợ Ai Cập, dưới sự hướng dẫn của các nhà Ai Cập học đầu thế kỷ 20, Flinders Petrie và Ernest Mackay. Các bản khắc chữ Hieroglyphic trên quan tài chỉ ra rằng cả hai người là con của một thống đốc địa phương giấu tên và có những bà mẹ có cùng tên là Khnum-aa. Đó là lúc những người đàn ông được gọi là Hai anh em.

Khi nội dung hoàn chỉnh của ngôi mộ được chuyển đến Manchester năm 1908 và xác ướp của cả hai người đàn ông đã được tháo gỡ bởi nhà bác học nữ chuyên nghiệp đầu tiên của Anh, tiến sĩ Margaret Murray. Nhóm của cô kết luận rằng các hình thái xương là khá khác nhau, cho thấy một sự vắng mặt của mối quan hệ gia đình. Dựa trên bằng chứng viết tay hiện đại, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng một trong hai người anh em được nhận nuôi.

Do đó, vào năm 2015, DNA được lấy từ răng của Hai Anh em được mang ra xét nghiệm và, sau khi lai ghép chụp các phân số nhiễm sắc thể ty thể và nhiễm sắc thể Y, được sắp xếp theo phương pháp thế hệ tiếp theo. Phân tích cho thấy cả Nakht-Ankh và Khnum-Nakht đều thuộc kiểu ty thể haplotype M1a1, suy ra hai người này cùng một mẹ. Các trình tự nhiễm sắc thể Y không hoàn chỉnh nhưng cho thấy sự khác biệt giữa hai xác ướp, cho thấy rằng Nakht-Ankh và Khnum-Nakht khác cha, và do đó rất có thể hai người này cùng mẹ khác cha.

Tiến sĩ Konstantina Drosou, thuộc Trường Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Manchester, người đã tiến hành hành sắp xếp DNA, cho biết: "Đó là một hành trình dài và mệt mỏi để tìm ra kết quả nhưng cuối cùng chúng tôi đã làm được. Tôi cảm thấy rất biết ơn và vui sướng rằng chúng tôi đã có thể đóng góp một phần nhỏ nhưng rất quan trọng cho câu đố lịch sử lớn và tôi chắc chắn Hai Anh em cũng sẽ rất tự hào về chúng tôi. Những khoảnh khắc này làm cho chúng tôi tin vào DNA cổ đại. "

Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, cũng là nghiên cứu đầu tiên sử dụng thành công việc khảo sát cả hai ty thể DNA và ty thể Y trong xác ướp Ai Cập.

Tiến sĩ Campbell Price, Nhà bảo trợ của Ai Cập và Sudan tại Bảo tàng Manchester, cho biết: "Đại học Manchester và Bảo tàng Manchester nói riêng có một lịch sử lâu dài về nghiên cứu di tích của người Ai Cập cổ đại. Việc tái thiết kế của chúng tôi sẽ luôn mang tính đầu cơ ở một mức độ nào đó, nhưng để có thể tìm ra mối liên hệ giữa Hai Anh em theo cách này thì đây là lần đầu tiên, thật thú vị. "

Hoàng Hằng

Theo ScienceDaily