Thuốc kháng sinh có thể gây béo phì ở trẻ nhỏ
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cảnh báo trẻ em được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kiềm chế axit dạ dày dư thừa có nhiều khả năng trở nên béo phì.
Các nhà nghiên cứu nói rằng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu dùng trong thời gian dài, có thể làm thay đổi các vi khuẩn đường ruột liên quan đến tăng cân.
Họ phát hiện ra rằng trẻ em dùng thuốc kháng sinh, ở nồng độ thấp hơn, để kiềm chế axit dạ dày dư thừa, có thể có nguy cơ bị thừa cân một cách không bình thường.
Các thành phần của vi khuẩn đường ruột - được gọi là vi sinh vật - đã được liên kết với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe con người, bao gồm béo phì.
Và một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit - thuốc đối kháng thụ thể histamine 2 (H2RA) và thuốc ức chế bơm proton (PPIs) - có thể làm thay đổi loại và khối lượng vi khuẩn trong ruột.
Để tìm hiểu xem liệu việc tiếp xúc với các loại thuốc này trong thời thơ ấu có làm tăng nguy cơ béo phì hay không, các nhà nghiên cứu đã xem xét các loại thuốc được quy định cho 333.353 trẻ em, hồ sơ y tế đã được nhập vào cơ sở dữ liệu Hệ thống Y tế Quân sự Hoa Kỳ từ năm 2006 đến năm 2013.
Trong số đó, 72,5% đã được quy định sử dụng một loại kháng sinh; chỉ dưới 12%sử dụng H2RA; và chỉ hơn 3% dùng PPI trong thời gian đó. Tổng cộng 5.868 trẻ em được kê đơn cả ba loại thuốc.
Theo các phát hiện được công bố trên tạp chí Gut, một đơn thuốc kháng sinh có thể làm nguy cơ béo phì cao hơn 26%.
Tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Christopher Stark, thuộc Trung tâm Y tế Quân đội William Beaumont ở Texas, cho biết: “Các loại thuốc có tác dụng làm thay đổi vi sinh vật nên được cân nhắc về vai trò điều trị một cách kĩ lưỡng”.
“Các rủi ro dài hạn đối với sức khỏe phải được xem xét trước các lợi ích ngắn hạn”.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc kháng sinh và ức chế axit, ở trẻ nhỏ, là “một vấn đề đáng đáng lưu ý.”
Hoàng Hằng
Theo Telegraph