1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Tập thể dục là phương pháp tốt nhất để làm giảm tái phát ung thư vú

(Dân trí) - Ung thư vú có tỷ lệ sống sót cao so với các bệnh ung thư khác, nhưng trong một số trường hợp, ung thư vẫn có thể tái phát trở lại.

Một nghiên cứu mới đây do tiến sỹ Ellen Warner, Trung tâm Khoa học Y tế Sunnybrook, Canada đứng đầu đã kiến nghị, những người sống sót sau ung thư vú cần kết hợp lối sống lành mạnh như tập thể dục để có thể giảm nguy cơ tái phát căn bệnh ung thư vú. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Canadian Medical Association Journal (CMAJ).

Tập thể dục là phương pháp tốt nhất để làm giảm tái phát ung thư vú - 1

Phần lớn các trường hợp ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn đầu do đó có tỉ lệ sống sau điều trị rất cao. Theo ước tính, có hơn 90% bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn đầu tại thời điểm chẩn đoán, và tỷ lệ sống sót với thời gian 10 năm hiện nay là 83%. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh này vẫn tái phát, có thể ở mức độ tương tự hoặc nặng hơn so với lần đầu tiên và hiện có gần 30% nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu đã phát triển di căn.

Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá một số yếu tố then chốt trong lối sống hàng ngày như tập thể dục, quản lý cân nặng, các mô hình chế độ ăn uống, hút thuốc lá và tiêu thụ rượu của 67 bài nghiên cứu phân tích tổng hợp nhằm đánh giá xem xét các yếu tố có thể làm giảm sự tái phát ung thư.

Trong tất cả các yếu tố lối sống được đánh giá, hoạt động thể chất và tránh tăng cân được xem là có hữu ích lớn nhất trong việc làm giảm tái phát ung thư vú.

Theo tiến sỹ Ellen Warner cho biết, hoạt động thể chất có tác dụng mạnh mẽ nhất đối với tình trạng ung thư vú. Trọng lượng tăng hơn 10 % trọng lượng cơ thể sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú làm tăng tỷ lệ tử vong ung thư vú và tỷ lệ tử vong với tất cả các nguyên nhân. Tuy nhiên, việc tăng cân cũng sẽ gây ra một số tác động tiêu cực lên tâm trạng và hình ảnh cơ thể nên cũng cần ngăn chặn và cố gắng duy trì tăng cân vừa phải.

Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì dường như có cơ hội sống thấp nhất. Ngược lại, những phụ nữ tập thể dục vừa phải với thời gian khoảng 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, hoặc 5 ngày một tuần, hoặc 75 phút hàng tuần tập thể dục cường độ cao có thể giảm đáng kể nguy cơ tái phát ung thư vú và tử vong ung thư vú. Tuy nhiên, chế độ ăn uống dường như không có tác động đến sự tái phát ung thư vú và hiện không có chế độ ăn đặc trưng nào được chứng minh là tốt hơn trong việc làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Các tác giả cũng lưu ý việc tiêu thụ đậu nành không gây hại và trái lại, việc thay thế protein thịt với đậu nành có thể giúp bệnh nhân tránh tăng cân.

Đối với việc bổ sung các loại vitamin cho thấy, đánh giá không phát hiện có đủ bằng chứng cho thấy vitamin C có lợi mặc dù các nghiên cứu phân tích tổng thể có đánh giá các nghiên cứu liên quan đến mức giảm 15% tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở những người uống vitamin C. Hiện các tác nghiên cứu đề nghị cần thử nghiệm lâm sàng để xác định lại những kết quả này. Việc bổ sung vitamin D có thể giúp làm chắc khỏe xương và làm tăng mật độ xương cho bệnh nhân, đặc biệt là sau khi bệnh nhân trải qua các liệu pháp điều trị hooc mon và hóa trị. Những phương pháp điều trị này thường làm giảm mật độ xương. Các tác giả nghiên cứu cũng khuyên bệnh nhân không nên hút thuốc và giới hạn mức đồ uống có cồn mỗi ngày để có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.

Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh, mặc dù những kết quả nghiên cứu cho thấy như một khuyến nghị cho các bệnh nhân ung thư vú nhưng nghiên cứu cũng cảnh báo những phát hiện này không nên được xem như là một loại thuốc chữa bách bệnh cho những người sống sót sau ung thư vú. Bởi vì cũng có một số biến thể ung thư vú đặc biệt cực kỳ hung hăng và có thể tái pháp bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ nhất để làm thay đổi lối sống của bệnh nhân. Do đó các bệnh nhân không nên suy nghĩ rằng việc thay đổi lối sống không thỏa đáng khiến bệnh bệnh ung thư của họ tái phát.

P.T.T-NASATI (Theo Medical News Today)