1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Tạo ra các cơ bắp giả mạnh gấp 15 lần so với mô của người

(Dân trí) - Các nhà khoa học sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các cơ bắp giả mạnh gấp 15 lần so với mô của người. Và hiện nay, họ muốn gắn nó vào với một trí tuệ nhân tạo để tạo ra một cỗ máy cực kỳ đáng sợ.

Rô-bốt sẽ sớm mạnh gấp 15 lần con người nhờ vào một loại cơ bắp nhân tạo mới.

Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật in 3D để tạo ra một loại cơ bắp tổng hợp giống như cao su, nhờ đó có thể tạo ra các cỗ máy khiến cho “Kẻ hủy diệt trông yếu ớt đến đáng thương”.


Cơ bắp nhân tạo khi hoạt động. Nó hoạt động giống như một bắp tay để nâng phần cánh tay của bộ xương lên một góc 90 độ.

Cơ bắp nhân tạo khi hoạt động. Nó hoạt động giống như một bắp tay để nâng phần cánh tay của bộ xương lên một góc 90 độ.


Sự nổi dậy của những cỗ máy bất tử đã được tiên đoán trong bộ phim điện ảnh “Kẻ hủy diệt” từ năm 1991.

Sự nổi dậy của những cỗ máy bất tử đã được tiên đoán trong bộ phim điện ảnh “Kẻ hủy diệt” từ năm 1991.

Khi được gia nhiệt, vật liệu này có khả năng giãn ra tới 9 lần so với kích thước bình thường

Trong các cuộc thử nghiệm, nó đã thể hiện sức mạnh khủng khiếp, có mật độ năng lượng – lượng năng lượng lưu giữ trong mỗi gam cơ đàn hồi bị kéo giãn – lớn gấp 15 lần so với các cơ tự nhiên.

Theo báo cáo công bố trên tạp chí Nature Communications, thiết bị này được mô tả như một “bộ phận truyền động mềm” có thể nâng vật có trọng lượng lớn gấp 1.000 lần trọng lượng của nó.

Giáo sư Hod Lipson tới từ phòng thí nghiệm Chế tạo máy của Đại học Columbia ở NewYork cho hay: “nhóm nghiên cứu đã có những bước tiến lớn hướng tới việc khả năng cảm nhận của rô-bốt nhưng vẫn giữ nguyên cơ thể của nó”.

Đây là một phần của câu đố, và động cơ mới này có thể được định hình hoặc định hình lại theo hàng ngàn cách. Nhóm nghiên cứu đã vượt qua được một trong những rào cản cuối cùng để tạo ra một rô-bốt như thật”.


Cơ bắp ở trạng thái nghỉ ngơi (ảnh bên trái) và trạng thái hoạt động (bị co lại).

Cơ bắp ở trạng thái nghỉ ngơi (ảnh bên trái) và trạng thái hoạt động (bị co lại).

Có thể, các cơ bắp nhân tạo không chỉ phù hợp với rô-bốt hủy diệt mà còn phù hợp với các thiết bị phẫu thuật nhạy cảm và một loạt các ứng dụng khác mà trong đó các thao tác kẹp và kéo có vai trò hết sức quan trọng.

Đồng tác giả của nghiên cứu này – tiến sĩ Aslan Miriyev – cũng đến từ Phòng thí nghiệm Chế tạo máy - cho hay: “vật liệu này có thể hoạt động như một loại cơ mềm nhưng hết sức mạnh mẽ, có thể nó sẽ cách mạng hóa các giải pháp rô-bốt mềm hiện nay. Nó có thể đẩy, kéo, gập, xoắn và nâng vật nặng. Đó là loại vật liệu nhân tạo gần với các cơ bắp tự nhiên nhất hiện có”.

Nhóm nghiên cứu cho biết, mục đích lâu dài của họ là tăng thời gian phản ứng của cơ bắp nhân tạo này và liên kết nó với một hệ thống điều khiển trí thông minh nhân tạo. Thiết kế này được tài trợ một phần bởi Bộ quốc phòng Israel.

Anh Thư (Theo The Sun)