Tại sao những người thức dậy sớm không nên làm việc vào ban đêm?
(Dân trí) - Đã từ lâu chúng ta biết rằng những người dậy sớm thường làm việc kém hiệu quả vào ban đêm so với những người “cú đêm”(hay ngủ muộn). Nhưng các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Oxford đã phát hiện các tính năng mới và khác biệt giữa các hoạt động ban đêm của hai loại người này.
Vào ban đêm, những người dậy sớm thể hiện thời gian phản ứng nhanh hơn khi giải quyết các công việc liên quan đến những công việc cần sự chú ý bất thường so với những người “cú đêm”, nhưng những người dậy sớm mắc nhiều sai lầm trong quá trình thực hiện.
Mất ngủ và sự gia tăng tương đối trong thời gian thức tác động tiêu cực đến hệ thống sự chú ý của não. Nicola Barclay và Andriy Myachykov tiến hành một nghiên cứu trong đó thí nghiệm đầu tiên điều tra ảnh hưởng của việc thiếu ngủ trên những loại người có chu kỳ ngủ-thức khác nhau. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách thức của việc tăng thời gian thức ảnh hưởng đến hệ thống chú ý của những người thức dậy sớm và những người “cú đêm”. Đây là nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Não bộ Thực nghiệm.
26 người tình nguyện (13 nam, 13 nữ) có độ tuổi trung bình là 25 tuổi tham gia vào nghiên cứu. Những người tham gia được yêu cầu phải thức liên tục trong 18 giờ, từ 8:00 sáng hôm trước đến 2:00 sáng hôm sau, thời gian còn lại tuân thủ theo thói quen bình thường của họ. Vào lúc bắt đầu và kết thúc của thời gian thức, những người tham gia hoàn thành một bài kiểm tra mạng tính tập trung (ANT) và một Bảng câu hỏi để giúp đánh giá chu kỳ thời gian của họ.
Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt quan trọng nào giữa các kết quả bài kiểm tra mạng lưới tập trung vào buổi sáng giữa người thức dậy sớm và những người “cú đêm”, nhưng các thử nghiệm vào buổi tối cho thấy một sự tương phản rõ rệt hơn. Những người thức dậy sớm hoàn thành các bài kiểm tra nhanh hơn những người “cú đêm”, đó là một kết quả khá bất ngờ và mâu thuẫn, mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lời giải thích cho điều này. Đây có thể do các cách tiếp cận khác nhau giữa hai nhóm trong việc quản lý các nhiệm vụ. Những người “cú đêm” có xu hướng tiếp cận một cách thận trọng hơn đối với những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự chú ý trong thời giờ mà họ yêu thích, vào cuối buổi tối hoặc vào ban đêm. "Để đối phó với các bài kiểm tra khó khăn nhất - giải quyết xung đột của sự chú ý - không chỉ cần tập trung vào các kích thích thị giác chính, nhưng cùng lúc đó phải bỏ qua các kích thích kèm theo làm xao lãng nhiệm vụ cốt lõi, 'Andriy Myachykov giải thích . Hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi phải tăng cường tập trung. 'Một thực tế thú vị là mặc dù những người “cú đêm” hoàn thành các công việc chậm hơn những người thức dậy sớm, nhưng mức độ chính xác trong công việc của họ lại cao hơn" theo các nhà nghiên cứu.
Nhìn chung, những người “cú đêm” hóa ra là chậm hơn nhưng hiệu quả hơn so với những người thức dậy sớm, theo kết quả bài kiểm tra mạng lưới não (ANT) thứ hai chụp lúc 2:00 sáng sau 18 giờ thức. "Mặt khác, thực nghiệm cũng cho thấy những người “cú đêm” thì hiệu quả hơn vào cuối giờ, nhưng cách thức ảnh hưởng đến tốc độ và độ chính xác mà các nhiệm vụ liên quan đến sự chú ý được hoàn thành vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh làm thế nào những người “cú đêm” làm việc muộn vào ban đêm "hy sinh" tốc độ để có sự chính xác, theo Andriy Myachykov.
Các kết quả của nghiên cứu này có thể thách thức các hệ thống giáo dục và quản lý nguồn nhân lực trong các khu vực nhất định. Đối với các phi công, kiểm soát không lưu, điều khiển, vv, sự chú ý, khả năng để đối phó với các tập dữ liệu lớn, và thời gian phản ứng đều rất quan trọng. Trong trường hợp khẩn cấp, các tính năng này có thể đóng một vai trò quan trọng. Các kết quả của nghiên cứu cũng có thể sẽ rất hữu ích cho những người làm việc ca đêm.
Nhã Khanh (Theo sciencedaily)