1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Sức khỏe của trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại vào giờ đi ngủ

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học King - London cho thấy, việc trẻ em sử dụng điện thoại vào giờ đi ngủ là nguyên nhân làm cho trẻ ngủ ít hơn và mệt mỏi vào ngày hôm sau, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sức khỏe của trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại vào giờ đi ngủ - 1

Với độ tuổi trung bình bắt đầu được sử dụng điện thoại hiện nay là 10, thiết bị phương tiện truyền thông cầm tay ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của trẻ em.

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học King - London cho thấy, việc trẻ em sử dụng điện thoại vào giờ đi ngủ là nguyên nhân làm cho trẻ ngủ ít hơn và mệt mỏi vào ngày hôm sau, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét tài liệu về y học với hy vọng tìm hiểu những tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. Họ xem xét 20 nghiên cứu liên quan đến 125.198 trẻ em ở độ tuổi trung bình là 14. Kết quả cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thiết bị truyền thông với giấc ngủ ngắn, giấc ngủ kém chất lượng và buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Ngược lại, những trẻ ở gần nhưng không sử dụng các thiết bị truyền thông vào ban đêm cho thấy có chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhiều.

Tiến sĩ Ben Carter - tác giả nghiên cứu, cho biết: Giấc ngủ là rất quan trọng cho sự phát triển về sức khỏe của trẻ em và người lớn. Ảnh hưởng của giấc ngủ kém có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe trước mắt và lâu dài như béo phì; giảm khả năng miễn dịch; sức khỏe tâm thần kém. Các bậc cha mẹ cần cho phép nhân viên y tế, giáo viên và nhân viên chính sách tiếp cận để giải quyết vấn đề này.

Chúng ta nên loại bỏ các thiết bị 90 phút trước khi đi ngủ. Một nghiên cứu được xuất bản hồi tháng 5 cho thấy khoảng 2/3 (65%) trẻ em đã gặp phải tình trạng khó ngủ hoặc bị các vấn đề về giấc ngủ như nói hoặc đi lại trong khi ngủ, hơn nữa có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. 4 trong số 10 trẻ có ti vi hoặc máy tính bảng trong phòng ngủ và gần 1/4 (23%) trẻ em không được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ.

Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo giấc ngủ cần thay đổi theo độ tuổi: 0-3 tháng tuổi: 14-17h; 4-11 tháng tuổi: 12-15h; 1-2 tuổi: 11-14h; Trẻ mẫu giáo (3-5): 10-13h; Trẻ từ (6-13 tuổi): 9-11h; Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10h; Người trẻ tuổi (18-25): 7-9h; Người lớn (26-64): Vẫn còn 7-9h; Người lớn tuổi (65 tuổi): 7-8h.

Đ.T.V-NASATI (Theo Dailymail)