1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Ô nhiễm giao thông có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

(Dân trí) - Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm giao thông làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em, đặc biệt là trong thời thơ ấu.

Tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn tăng gấp 3 lần nếu khoảng cách từ nhà của trẻ đến tuyến đường chính giảm 4 lần. Tức là với những trẻ sống gần tuyến đường chính dài trên 100 mét (tương đương với chiều dài của sân bóng đá) có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 3 lần so với trẻ sống cách xa hơn 4 lần cùng trên tuyến đường đó.

Ô nhiễm giao thông có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ - 1

25 triệu người Mỹ bị hen suyễn, căn bệnh phổi mãn tính này đã gia tăng kể từ những năm 1980. Trong khi các bác sĩ từ lâu đã biết rằng khói và ô nhiễm có thể gây ra những cơn hen suyễn ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài với một số chất gây ô nhiễm trong sự phát triển cả trẻ nhỏ.

Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sống gần đường quốc lộ và tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm không khí có liên quan đến chức năng phổi kém ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng những phơi nhiễm này cũng sẽ liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 1.522 trẻ em vùng Boston sinh ra từ năm 1999 đến 2002 mà các bà mẹ đã ghi danh vào một nghiên cứu dài hạn gọi là Project Viva, được thành lập để xem xét các yếu tố hành vi và môi trường như giấc ngủ và thói quen ăn uống hoặc tiếp xúc với ô nhiễm - tác động đến sức khỏe của trẻ em. Là một phần của Dự án Viva, các bà mẹ cung cấp thông tin y tế, kinh tế xã hội và nhân khẩu học toàn diện, bao gồm lịch sử địa chỉ cư trú.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ lập bản đồ để xác định khoảng cách giữa địa chỉ nhà của mỗi đứa trẻ và con đường chính gần nhất. Các nhà nghiên cứu cũng liên kết các địa chỉ nhà với dữ liệu điều tra dân số và dữ liệu khí quyển thu được từ vệ tinh để tính toán phơi nhiễm hàng ngày của từng người tham gia với hạt mịn (PM) - các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí.

Hạt PM bắt nguồn từ việc đốt cháy nhiên liệu, từ những phương tiện giao thông, nhà máy điện và các nguồn gây ô nhiễm khác. Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra sự tiếp xúc hàng ngày của trẻ em với bồ hóng, một thành phần của hạt PM và cũng được gọi là carbon đen.

Nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy không hoàn toàn thải ra từ động cơ (đặc biệt là dầu diesel) và các nhà máy điện sản sinh ra cacbon đen, là chất gây ung thư và đóng góp mạnh tới biến đổi khí hậu. Tại khu vực Boston, sự hiện diện của cacbon đen có liên quan đến ô nhiễm giao thông - trái ngược với các khu vực khác, nơi bồ hóng có thể đến từ nhiều nguồn.

Phân tích sâu hơn về dữ liệu địa lý và các câu hỏi của Dự án Viva cho thấy các hình thái rõ ràng. Đáng chú ý nhất, sống gần đường quốc lộ có liên quan đến bệnh hen suyễn ở mọi lứa tuổi được kiểm tra.

Trẻ em sống cách đường chính 100 mét có tỷ lệ mắc hen suyễn cao gấp 3 lần - trẻ em có triệu chứng hen suyễn hoặc dùng thuốc trị hen mỗi ngày - từ 7 đến 10 tuổi, so với trẻ em sống cách đường chính 400 mét.

Ngay cả ở khu vực Boston, nơi mức độ ô nhiễm tương đối thấp và ở mức cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, các chất ô nhiễm liên quan đến giao thông dường như làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em.

Tiếp xúc lâu dài với cacbon đen và hạt PM cũng liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ (tuổi từ 3 đến 5), nhưng vào độ tuổi từ 7 đến 10 tuổi, các chất ô nhiễm này chỉ liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em gái. Những đứa trẻ nhỏ dành thời gian ở nhà nhiều hơn trẻ ở độ tuổi đi học, đường hô hấp của các bé hẹp hơn nên dễ bị khó thở bởi ô nhiễm không khí.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm và hen suyễn ở các cô gái tuổi đi học gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Trong tương lai, sẽ cần phải tìm hiểu xem các cô gái dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hơn con trai hay không.

Đ.T.N-NASATI (Theo Science Daily.)