1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen

(Dân trí) - Sự đột biến gen đôi khi lại tạo ra những cá thể động vật có màu sắc cực lạ. Trong bài viết này, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng chú công màu xanh- trắng, bạch xà, ngựa vằn đen và thậm chí là cào cào màu hồng!

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 1

Có thể nói công là đại diện kiều diễm và lộng lẫy nhất trong thế giới loài chim. Theo các nhà khoa học, sở dĩ công đực có một chiếc đuôi cồng kềnh và sặc sỡ là để cuốn hút các con cái trong mùa sinh sản. Bên cạnh những chú công xanh thường gặp, chắc hẳn các bạn cũng từng nhìn thấy không ít cá thể công bị bạch tạng với màu trắng muốt và đôi mắt hồng. Tuy nhiên, trường hợp chú công bị bạch tạng một phần, tạo ra kiểu màu sắc 50:50 như trong bức ảnh này thực sự rất hiếm.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 2

Chú cào cào màu hồng “bánh bèo” này là sản phẩm của một đột biến gen, dẫn đến sự sản sinh vượt mức của các sắc tố đỏ trong cơ thể. Theo dự đoán của các nhà khoa học, cào cào màu hồng sẽ ngày càng trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ bởi sự sụt giảm trông thấy của sắc tố xanh trong quần thể cào cào tại khu vực này.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 3

Chú rùa bạch tạng nổi bần bật giữa những cá thể rùa bình thường khác. Được biết, hiện tượng bạch tạng ở rùa rất hiếm khi xảy ra, ước tính trong đại dương hiện nay chỉ có khoảng 1000 chú rùa bạch tạng đang sinh sống.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 4

Bên cạnh rùa, rắn bạch tạng cũng là trường hợp cực kỳ hiếm trong thế giới động vật. Điều đặc biệt là những chú rắn bạch tạng khi vừa nở từ trong trứng, thực ra chỉ có màu nhạt hơn các cá thể rắn bình thường một chút. Tuy nhiên, qua mỗi tháng, màu sắc của chúng lại phai đi một ít và rồi mất hẳn.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 5

Được biết, người đã bắt được con tôm hùm hai màu cực kỳ quý hiếm này đã bán lại nó với mức giá không tưởng…50 triệu USD. Mặc dù có màu sắc rất kỳ lạ nhưng đây vẫn chưa phải là loại đột biến hiếm gặp nhất ở tôm hùm. Vị trí đó thuộc về tôm hùm bạch tạng với tỉ lệ chỉ là 1 trên 100 triệu cá thể.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 6

Đối lập hoàn toàn với bạch tạng, hội chứng melanotic sẽ khiến cơ thể con vật sản nhiều hắc sắc tố melanin hơn. Do đó, ở trường hợp của chú ngựa vằn này, chúng ta có thể thấy các sọc đen đã lan ra và bao phủ hầu hết cơ thể.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 7

Thậm chí, đối với những loài động vật mà màu lông nguyên bản của nó không hề có màu đen, hội chứng melanotic cũng sẽ khiến màu sắc này chiếm hữu hoàn toàn bề mặt cơ thể. Ở loài cáo, melanotic tạo ra những chú cáo có màu xám hoặc đen tuyền thay vì đỏ. Được biết, các cá thể cáo đột biến này thường hay được bắt gặp nhất ở Nga, Trung Quốc và Tây Âu.

Những động vật có màu sắc “cực dị” do đột biến gen - 8

Trường hợp hai màu mắt ở những chú mèo là sản phẩm của một quá trình tương tác gen đặc biệt, gọi là “loạn sắc tố mống mắt”. Được biết, hiện tượng này cũng xuất hiện cả ở loài người.

Thảo Vy

Theo BS