Tàu vũ trụ Juno đang bay trên quỹ đạo quanh sao Mộc. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin Gill). NASA bắt đầu gửi đi những con tàu thám hiểm sao Mộc từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng không một con tàu nào có thể so sánh với tàu Juno. Juno là con tàu gần đây nhất được phái đến sao Mộc và nó đã giúp chúng ta có một cái nhìn đột phá về hành tinh khổng lồ này.
Đây là hình ảnh bán cầu nam của sao Mộc. Ở đây toàn là những đốm khí xoáy cuộn và những cơn bão mạnh. Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 5/8/2011, Juno được phóng đi và trở thành con tàu thứ 9 của NASA đi thám hiểm sao Mộc. Bức ảnh này cho thấy những dải địa hình đặc biệt bao quanh toàn bộ sao Mộc. Trên đường bay đến sao Mộc, Juno đã chụp một bức ảnh "tạm biệt" Trái Đất và cũng là bức ảnh kiểm tra xem máy chụp của nó có hoạt động tốt hay không. Cuối cùng vào năm 2016, chưa đầy 1 năm sau khi con tàu trước nó là Cassini được phóng đi, Juno đã bay vào quỹ đạo quanh hành tinh khí khổng lồ. Juno chụp bức ảnh này vào thời điểm "sao Mộc mọc" trong những ngày đầu mới bay quanh hành tinh này. Kể từ đó đến nay, con tàu thám hiểm đã bay được hơn 1,6 tỷ km và máy ảnh của nó đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh. Juno đã chụp được bầu khí quyển mờ ảo của sao Mộc một cách chi tiết đến kinh ngạc. Juno truyền dữ liệu thô về Trái Đất dưới dạng các lớp ảnh đen trắng thể hiện các màu đỏ, xanh lam, xanh lá. Đây là một bức ảnh của sao Mộc có màu xanh lam, xanh lá và đỏ. Sau đó, các nhà khoa học xử lý các bức ảnh để chuyển tải đúng màu sắc tuyệt đẹp về sao Mộc và các mặt trăng của sao Mộc. Vành đai ôn đới phía nam với màu đỏ cam cùng Vết Đỏ Lớn của sao Mộc là những đặc điểm nổi bật ở bán cầu nam của hành tinh này. Màu sắc được tô đậm để làm nổi bật các dải địa hình khác nhau của khí quyển, bão và mây. Đây là Vành đai ôn đới phía nam có màu cam đỏ đặc trưng, cùng với hai xoáy nghịch màu xám. Bức ảnh này cho thấy mức độ phức hợp của màu sắc của sao Mộc. Độ bão hòa màu sắc và độ tương phản trong ảnh đã được tăng lên để làm sắc nét các chi tiết của khí quyển sao Mộc. Quỹ đạo của Juno có lúc đưa nó đi xa sao Mộc, có lúc lại gần hơn. Đây là những đám mây xoáy cuộn, Juno chụp lúc ở gần sao Mộc. Juno đã bay qua cực bắc của sao Mộc, nơi có tám cơn bão hoành hành quanh một cơn lốc xoáy khổng lồ có kích thước bằng Trái Đất. Đây là bức ảnh mới nhất Juno chụp các cơn lốc xoáy ở cực bắc (ảnh trái) và hình ảnh hồng ngoại tổng hợp các cơn lốc xoáy này (ảnh phải). Cực nam của hành tinh này cũng không hề "kém cạnh". Juno cho chúng ta thấy những bức ảnh cận cảnh đầu tiên của cực nam sao Mộc. Thậm chí Juno còn chụp được hình ảnh kỳ lạ này của một "khuôn mặt" trong khí quyển sao Mộc, ngay trước Halloween. Bạn có nhận ra khuôn mặt đó ở chỗ nào trong bức ảnh không? Các đám mây và cơn bão trông như một cái miệng và đôi mắt ở rất xa về phía nam của sao Mộc. Còn đây là loạt ảnh mà Juno đã chụp trong mỗi lần bay qua sao Mộc. Các bức ảnh đã được ghép lại thành một tấm. Những hình ảnh liên tiếp dưới đây được chụp trong khoảng thời gian Juno bay từ cực này sang cực kia của sao Mộc chỉ trong vài giờ trước khi nó rời ra xa. Nhưng nhiệm vụ chính của Juno không phải là chụp ảnh. Nó tìm kiếm những manh mối của sự hình thành và phát triển của sao Mộc. Bức ảnh này chụp những đốm trắng hình bầu dục ở Vành đai ôn đới phía nam của sao Mộc. Hiểu được lịch sử của sao Mộc sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự khởi đầu của hệ Mặt Trời của chúng ta và xác định những điểm mấu chốt về những khối khí khổng lồ giống như sao Mộc quay quanh các mặt trời khác. Trong ảnh này, những đám mây xoáy của sao Mộc được xử lý tăng cường để hiển thị rõ hơn hình dạng và màu sắc phức tạp của chúng. Lần đầu tiên, Juno đã đo từ trường của sao Mộc và phát hiện ra rằng từ trường này mạnh hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học xác định trước đây. Từ trường của sao Mộc mạnh gấp 10 lần từ trường trên Trái Đất. Bức ảnh này chụp một khối các đám mây xoáy lẫn với các cơn bão trên sao Mộc. Một năm sau khi bay vào quỹ đạo trên sao Mộc, Juno đã bay qua Vết Đỏ Lớn, một cơn bão dữ dội gần xích đạo của hành tinh này. Cơn bão này có độ sâu 320 km, gấp 50 đến 100 lần độ sâu của các đại dương trên Trái Đất. Các nhà khoa học đã tổng hợp nên hình ảnh động này của Vết Đỏ Lớn dựa trên dữ liệu vận tốc và mô hình gió của cơn bão. Xoáy thuận quay cùng hướng với hành tinh, còn xoáy nghịch quay ngược lại. Cả hai dạng thời tiết này xuất hiện khắp sao Mộc với nhiều kích thước khác nhau. Trong ảnh là một xoáy nghịch màu trắng trên bề mặt sao Mộc. Juno cũng phát hiện ra cực quang trải dài khắp cực nam của sao Mộc. Chúng giống như cực quang trên Trái Đất, nhưng mạnh hơn hàng trăm lần và khác với cực quang ở các hành tinh khác ở chỗ chúng phát ra tia X cực mạnh. Đây là cực quang phương nam của sao Mộc qua hình ảnh hồng ngoại. Juno đã chụp được bóng của vệ tinh băng giá Ganymede của sao Mộc. Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Ganymede (ảnh phải) đổ bóng trên bề mặt sao Mộc (ảnh trái). Trong lần thứ 53 bay qua sao Mộc, Juno đã chụp được hình ảnh hành tinh này cùng với mặt trăng vệ tinh của nó có núi lửa đang hoạt động. Vệ tinh này được đặt tên là Io. Sao Mộc có 95 mặt trăng. Trong bức ảnh kì lạ này, mặt trăng Io in bóng lên sao Mộc. Nếu bạn có thể đứng trên sao Mộc, bạn sẽ thấy hiện tượng thiên văn này giống như nhật thực toàn phần. Ban đầu, Juno được dự kiến sẽ kết thúc sứ mệnh bằng một vụ tự bốc cháy trong khí quyển của sao Mộc vào năm 2021, nhưng NASA đã quyết định kéo dài thời gian hoạt động của con tàu đến tháng 9/2025 để nó có thể quan sát Ganymede, Io và Europa kỹ hơn. Đây là hình ảnh một cơn bão hoạt động trong lần bay thứ 23 của Juno ở khoảng cách gần. Trong quá trình theo dõi các mặt trăng của sao Mộc, Juno sẽ gửi về Trái Đất thêm nhiều bức ảnh của hành tinh lớn nhất này của hệ Mặt Trời cùng với không gian bao quanh nó. Đây là bức ảnh vành đai mây xoắn đầy màu sắc trải dài trên bề mặt sao Mộc. Hơn 7 năm qua, Juno vẫn miệt mài bay trên quỹ đạo quanh sao Mộc và gửi về Trái Đất những bức ảnh quý giá không chỉ cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hành tinh này, mà còn là dữ liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu và chinh phục vũ trụ của con người.
Theo Insider