Nhật Bản cho phép nghiên cứu về phôi lai người - động vật lần đầu tiên

(Dân trí) - Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể mong đợi được nhìn thấy các nhân mã, nàng tiên cá ngoài đời thực trong tương lai không xa, nhưng điều đó sẽ giúp chúng ta có thể tiến gần hơn đến việc cấy ghép đặc biệt hơn.

Hiromitsu Nakauchi là nhà khoa học tế bào gốc người Nhật Bản đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ cho thí nghiệm đầu tiên trên phôi người-động vật. Được biết, nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị phát triển tế bào người trong phôi chuột trước khi cấy phôi.

Nhật Bản cho phép nghiên cứu về phôi lai người - động vật lần đầu tiên - 1
Lần đầu tiên Nhật Bản đã cấp phép cho nghiên cứu tạo phôi lai giữa người và chuột.

Nakauchi trước đó đã thành công với các giống động vật không phải người, nhưng với việc được cấp phép từ phía cơ quan chức năng vừa qua là không có tiền lệ. Vào năm 2017, ông đã làm việc trên một thí nghiệm liên quan đến việc tiêm tế bào gốc đa năng của chuột vào một con chuột không thể sản xuất tuyến tụy. Con chuột đã phát triển một tuyến tụy bao gồm các tế bào, sau đó được cấy vào một con chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả là chuột đã được chữa khỏi bệnh tiểu đường.

Ở nhiều quốc gia đã hạn chế nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong một số trường hợp, nó đã bị cấm hoàn toàn. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia như vậy cho đến khi họ dỡ bỏ lệnh cấm phát triển phôi người-động vật vượt qua mốc 14 ngày vừa qua.

Nghiên cứu của Nakauchi liên quan đến phôi chuột đã đưa ông là người đầu tiên nhận được sự chấp thuận của chính phủ trong giới chuyên gia. Nhưng trước khi mọi thứ thực sự có thể bắt đầu cũng phải chờ phê duyệt cuối cùng.

Nakauchi hi vọng hoàn thành các thí nghiệm tương tự bằng cách sử dụng phôi chuột. Nhóm của ông có kế hoạch theo dõi sự phát triển của những con chuột và phôi chuột trong 2 năm trước khi yêu cầu chính phủ chấp thuận làm điều tương tự ở lợn.

Một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại rằng các tế bào của con người có thể đi lạc đến các bộ phận khác của động vật, đến các cơ quan bao gồm cả não. Một kịch bản có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức. Nhưng Nakauchi nói rằng, nhóm của ông rất hiểu những lo lắng này và thực hiện rất cẩn trọng các thí nghiệm để các tế bào người chỉ nhắm vào cơ quan mục tiêu, trong khi các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi bất kỳ quá trình bất thường nào trong não và các cơ quan khác.

Trang Phạm

Theo IFL Science