(Dân trí) - Hôm qua, Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ như máu trong lúc diễn ra nhật thực một phần, nhưng có nơi lại biến mất trong màn đêm huyền ảo, khiến người quan sát thích thú.
Chiều qua (19/11) đã diễn ra nguyệt thực một phần, khi trăng tròn tiến vào bóng của Trái Đất, khiến nó chuyển sang màu đỏ như máu trong gần ba giờ rưỡi. Đây được ghi nhận là hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm.
Lý giải cho màu đỏ xuất hiện trên Mặt Trăng (chứ không phải là đen), các nhà khoa học cho biết đây được gọi là hiện tượng tán xạ Rayleigh, cũng giống như bầu trời thường có màu xanh lam, nhưng mỗi khi bình minh và hoàng hôn thường có màu đỏ.
Trong trường hợp xảy ra Nguyệt thực, ánh sáng đỏ có thể đi qua bầu khí quyển của Trái đất và bị khúc xạ - hoặc bẻ cong - về phía Mặt trăng, trong khi ánh sáng xanh bị lọc bỏ. Điều này khiến Mặt trăng có màu đỏ nhạt dưới con mắt quan sát từ Trái Đất.