Giống cây trồng mới không thể thích ứng kịp với nóng lên toàn cầu
(Dân trí) - Sản lượng cây trồng trên toàn thế giới có thể giảm trong vòng một thập kỷ nếu không đưa ra hành động nhằm đẩy mạnh việc giới thiệu những giống cây trồng mới. Một nghiên cứu cho biết, nhiệt độ tăng nhanh hơn so với sự phát triển của các giống cây trồng mà có thể đối phó được với một thế giới đang ấm dần lên.
Tại châu Phi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có thể mất từ 10 đến 30 năm trước khi một giống ngô mới được đưa ra trồng bởi những người nông dân. Vào thời điểm những giống cây mới này được trồng, chúng phải đối mặt với một môi trường ấm hơn so với khi chúng được nghiên cứu và phát triển trước đó.
Đằng sau nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, các nhà khoa học đã xem xét kỹ tác động của việc gia tăng nhiệt độ đến thời hạn mùa vụ - đó là khoảng thời gian giữa trồng và thu hoạch. Họ phát hiện ra rằng, khoảng thời gian thế giới ấm hơn sẽ ngắn hơn có nghĩa là những giống cây trồng này sẽ có ít thời gian để tích lũy sinh khối và có thể ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng.
Trong bài báo của họ, các nhà nghiên cứu đã viết rằng, vào đầu năm 2018 ở một số vùng, thời hạn mùa vụ sẽ ngắn hơn đáng kể, nhưng đến năm 2031, phần lớn những vùng trồng ngô của châu Phi sẽ bị ảnh hưởng.
Giáo sư Andy Challinor, tác giả chính của bài báo từ Đại học Leeds cho biết: "Những thay đổi thực tế về sản lượng có thể khác nhau tuy nhiên tác động này là có, ảnh hưởng của sự thay đổi này sẽ xảy ra trong suốt các thời hạn mùa vụ trừ khi có sự thay đổi về giống". Ông cho biết: "Mùa vụ sẽ ngắn hơn so với những gì mà giống được lai tạo –đến thời điểm chúng có mặt trên cánh đồng thì lúc đó chúng đã trở nên lỗi thời do điều kiện nhiệt độ nóng hơn".
Giống ngô mới cần khoảng 10-30 năm để nghiên cứu và phát triển trước khi chúng sẵn sàng được trồng trên cánh đồng bởi những người nông dân. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, thời hạn mùa vụ rút ngắn xuống kết hợp với các yếu tố như số lượng cây được trồng trong một mùa vụ bị hạn chế, yêu cầu chính phủ chấp thuận thử nghiệm và một số vấn đề liên quan đến việc tiếp cận thị trường có thể sẽ làm tăng thời gian cần thiết trước khi những hạt giống được đưa ra trồng phổ biến.
Tăng tốc độ phát triển là rất quan trọng tuy nhiên theo Giáo sư Challinor, cần đặt ra những giả thiết thông minh hơn về những điều kiện khí hậu trong tương lai.
Ông cho biết: "Chúng ta có thể sử dụng các mô hình khí hậu để biết nhiệt độ đang diễn ra như thế nào. Sau đó có thể đặt các cột nhiệt độ vào nhà kính và gieo hạt giống ở những nhiệt độ này. Cách này có thể đã được tiến hành, tuy nhiên nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về sự cần thiết của nó”.
Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực nhiệt lên cây trồng tại các địa điểm ở Zimbabwe, Kenya và Ethiopia. Dữ liệu từ các thử nghiệm này đang được sử dụng để xác định những loài có thể đối phó với các điều kiện thời tiết ấm lên. Tuy nhiên sẽ sử dụng giống biến đổi gen (GM) giúp tăng tốc cho nghiên cứu. Giáo sư Challinor cho rằng, "GM làm cho một số quá trình phát triển nhanh hơn, do đó giống cây mới có thể được đưa ra trồng sớm hơn".
Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứu thuộc trong lĩnh vực này, những yêu cầu thử nghiệm đôi khi nằm ngoài mong muốn của bạn, thực tế thử nghiệm có thể lớn hơn và nó không giúp tất cả nông dân tiếp cận với giống mới và thị trường -. Vấn đề sẽ còn tồn tại ngay cả đối với cây trồng GM". Những kỹ thuật tốt hơn và nhiều tiền hơn cho nghiên cứu sẽ là chìa khóa.
Tiến sĩ Andy Jarvis từ Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế cho biết: "Đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp để phát triển và phổ biến các công nghệ hạt giống mới là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà chúng ta có thể làm để thích nghi với biến đổi khí hậu. Quỹ dành cho biến đổi khí hậu có thể được sử dụng để giúp những nông dân trên thế giới thực hiện một số bước trước tình hình biến đổi khí hậu, với những lợi ích lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu".
Các nhà nghiên cứu tin rằng, nghiên cứu này có thể vượt khỏi khu vực châu Phi, đặc biệt có thể áp dụng ở những vùng trồng ngô thuộc khu vực nhiệt đới.
Minh Trang (Theo BBC News)