1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Đức đoạn tuyệt với nguồn năng lượng được coi là vô tận

Nam Đoàn

(Dân trí) - Nhà máy điện hạt nhân Philippsburg, phía Nam nước Đức giờ đây chỉ còn là kỷ niệm đối với người dân nước này.

Đức đoạn tuyệt với nguồn năng lượng được coi là vô tận - 1

Nhà máy điện hạt nhân Philippsburg sẽ dừng các lò phản ứng vào 15/4 (Ảnh: Au fin du Rhin).

Bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Đức vẫn đang thực hiện chính sách thoát khỏi điện hạt nhân. Quốc gia này đã bắt đầu ngắt kết nối với 3 lò phản ứng cuối cùng của nhà máy điện Philippsburg từ 15/4.

Giờ đây, sự phát triển của nước Đức sẽ đặt cược vào thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Trong khi nhiều nước phương Tây phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, quốc gia đầu tàu kinh tế châu Âu đang bắt đầu lật trang. 

Sự kết thúc của năng lượng hạt nhân ở Đức được đẩy nhanh sau thảm họa Fukushima, Nhật Bản xảy ra vào năm 2011.

"Thảm họa hạt nhân Fukushima đã chỉ ra, ngay cả ở một quốc gia công nghệ cao như Nhật Bản, những rủi ro liên quan đến năng lượng hạt nhân không thể được kiểm soát 100%", Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết vào thời điểm đó.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và Đức đã phải đối mặt với những kịch bản đen tối nhất, từ nguy cơ đóng cửa các nhà máy công nghiệp đến nguy cơ không khí sưởi ấm vào giữa mùa đông.

Mười sáu lò phản ứng tại các nhà máy điện trên khắp nước Đức đã bị đóng cửa kể từ năm 2003. 

Ba nhà máy điện cuối cùng cung cấp 6% năng lượng được sản xuất trong nước vào năm ngoái, so với 30,8% năng lượng hạt nhân vào năm 1997. 

Trong khi đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp sản xuất đạt 46% vào năm 2022, so với mức dưới 25% mười năm trước đó.

Năng lượng tái tạo có đủ không?

Tuy nhiên, tốc độ phát triển hiện tại của Đức trong năng lượng tái tạo không làm hài lòng Chính phủ nước và quốc gia sẽ không đạt được các mục tiêu khí hậu của mình nếu không có một bước đột phá trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng.

Georg Zachmann, chuyên gia năng lượng của Tổ chức Tư vấn Bruegel ở Brussel, Bỉ lưu ý: "Những mục tiêu khí hậu của Đức đầy tham vọng mà không cần thoát khỏi năng lượng hạt nhân, nhưng mỗi khi chúng ta tước đi một lựa chọn công nghệ sẽ lại khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn".

Thực tế, việc dừng hoạt động các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân thậm chí còn phức tạp hơn mục tiêu đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than của đất nước này vào năm 2038, nhiều nhà máy trong số đó sớm nhất là vào năm 2030. 

Than đá vẫn chiếm một phần ba sản lượng điện của Đức, với mức tăng 8% vào năm ngoái để bù đắp cho việc thiếu khí đốt của Nga.

Olaf Scholz cảnh báo, Đức phải lắp đặt 4 đến 5 tuabin gió mỗi ngày trong vài năm tới để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của quốc gia.

Trong khi, một loạt các nới lỏng về quy định được Đức thông qua trong những tháng gần đây sẽ giúp tăng tốc độ chuyển đổi năng lượng.

Nếu như trước kia quá trình lập kế hoạch và phê duyệt một dự án điện gió của Đức mất trung bình từ 4 đến 5 năm thì giờ đây nước này chỉ mất một hoặc hai năm để thực hiện.

Theo www.geo.fr