DMagazine

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay

(Dân trí) - Bất chấp những cuộc sơ tán lớn ngay sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân, Chernobyl chưa bao giờ thực sự bị bỏ rơi, những người dân ở khu vực này đã coi các chất phóng xạ là bạn.

Bất chấp những cuộc sơ tán lớn ngay sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân, Chernobyl chưa bao giờ thực sự bị bỏ rơi.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 1

Ngày 26/4/1986, vài giây trước thảm họa xảy ra, nhiệt độ bên trong lõi Lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Liên bang Xô Viết (ngày nay thuộc quốc gia Ukraine) đạt 4.650 độ C, gần bằng nhiệt độ bề mặt của Mặt trời (5.500 độ C).

Khi lò phản ứng phát nổ, sức mạnh của nó tương đương với 66 tấn thuốc nổ TNT, hoàn toàn có thể thổi bay một tòa nhà 20 tầng và phá hủy toàn bộ lõi bên trong.

Vụ nổ đã đẩy 28 tấn phóng xạ của lò phản ứng này ra ngoài môi trường tự nhiên và gây ra một đám cháy phóng xạ kéo dài gần hai tuần.

Điều này dẫn đến việc hình thành những đám mây khí phóng xạ và sol khí (hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng trong không khí hoặc chất khí khác) khổng lồ xâm nhập vào bầu khí quyển và trôi dạt về phía Bắc và phía Tây quốc gia theo chiều gió.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 3

Vài chục chất phóng xạ sau đó rơi trở lại mặt đất, thường chúng đi kèm theo những cơn mưa.

Trong số những bụi phóng xạ này, đáng chú ý có các chất như iot 131, cesium 137, plutonium 239, tất cả chúng đều cực kỳ nguy hiểm cho con người và động - thực vật.

Sự phân hủy của mỗi chất này theo một mô hình riêng gọi là "chu kỳ bán rã" - thời gian cần thiết để nồng độ phóng xạ của chúng giảm đi một nửa. 

Cụ thể, đối với chất iot 131, nó tích tụ nhanh chóng trong tuyến giáp và gây ung thư bộ phận này. Cesium 137 tồn tại trong đất khoảng 30 năm và tạo ra tia gamma có năng lượng cao hơn hàng trăm nghìn lần so với tia từ Mặt trời.

Cuối cùng, đối với plutonium 239, thời gian bán hủy của nó là 24.000 năm, chúng gây độc tính phóng xạ cao trong trường hợp con người hít phải.

Bất chấp khoảng cách lớn xung quanh nhà máy điện Chernobyl bị bao phủ bởi các hạt phóng xạ, các nỗ lực làm sạch chất phóng xạ tập trung vào Khu vực loại trừ Chernobyl trong bán kính 30 km xung quanh nhà máy điện.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 5

Hàng trăm nhà khoa học đã ở lại Chernobyl để nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ.

Trong khu vực này, sau khoảng 36 giờ từ khi vụ nổ xảy ra, một cuộc sơ tán khẩn cấp với khoảng 50.000 cư dân của thành phố Pripyat (thuộc Ukraine ngày nay), cách nhà máy điện hạt nhân 3km, đây cũng từng là nơi sinh sống cho gia đình các công nhân làm việc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 47 công nhân đã chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính, nguyên nhân trực tiếp do phóng xạ từ vụ thảm họa và 9 trẻ em chết vì ung thư tuyến giáp, trong tổng số 4.000 trường hợp ung thư được phát hiện và có khoảng 600.000 người bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ cao nhất.

Ngày nay, Pripyat được coi là thành phố ma, các tòa nhà chung cư, sân chơi và di tích công cộng của nó vẫn còn tồn tại, đây là nơi trú ngụ của một số loài động vật hoang dã và điểm tham quan cho khách du lịch ưa mạo hiểm.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 6

Tuy nhiên, trong khi hàng chục nghìn người buộc phải rời khỏi vĩnh viễn những ngôi nhà của mình ở Pripyat sau khi thảm họa xảy ra thì vẫn còn một số người vẫn bỏ qua nguy hiểm, quyết định ở lại ngôi làng của mình bất chấp lệnh cấm tiếp cận.

Ở những khu vực tiếp xúc nhiều nhất, các hạt phóng xạ đã làm ô nhiễm mọi thứ, từ gạch đến gia súc, thậm chí là những chiếc lá cây rơi xuống đất. 

Những hạt chết người không màu, không mùi và không vị này không thể bị phá hủy, do đó giải pháp duy nhất là chôn hoặc niêm phóng những đồ vật này.

Một số người dân đã ở lại xung quanh các ngôi làng quanh nhà máy điện để làm công việc dọn dẹp các chất phóng xạ, họ san phẳng mùa màng theo đúng nghĩa đen, chặt phá rừng và chôn vùi lớp đất bề mặt.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 8

Nhân viên của phòng điều khiển Lò phản ứng số 2 tại nơi làm việc.

Xong đó chưa phải là tất cả, tại một số khu vực gần nhà máy điện hạt nhân, nồng độ phóng xạ nguy hiểm đến mức có thể gây chết người chỉ trong vài phút tiếp xúc. Đặc biệt là khi các công nhân phải nhặt các mảnh vụn phóng xạ và đổ bê tông để bịt kín lò phản ứng.

Theo ước tính, số lượng công nhân tham gia khắc phục thảm họa lên đến nửa triệu người, phần lớn là thanh niên từ khắp Liên bang Xô Viết (tên gọi lúc bấy giờ), 10% số người vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay và số người chết chính thức do Liên Xô công bố do hậu quả trực tiếp của thảm họa này là 31 người.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 9

Không chỉ có các cư dân, nhiều nhà khoa học đã đến Chernobyl để nghiên cứu ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với cuộc sống con người và sự tồn tại của nhiều loài động vật hoang dã nơi đây.

Trong đó có nhà sinh vật học Elena Buntova, trong những năm đầu tiên sau thảm họa, cô ấy đã đến Chernobyl cùng với chồng mình là Sergei Lapiha và các nhà khoa học Liên Xô để tìm hiểu về nơi này.

Lapiha là một nhiếp ảnh gia và anh ấy đã thực hiện được nhiều bức ảnh về tàn tích sau vụ nổ như một vật thể bên trong lò phản ứng được gọi là chân voi. Đây là một khối đen và sáng bóng hình thành do dung nham phóng xạ chảy ra trước khi đông đặc lại. 

Phóng xạ của nó mạnh đến mức một người chỉ đứng gần trong vòng 5 phút mà không mặc đồ bảo hộ sẽ tử vong.

Buntova và Lapiha được coi là một phần của một nhóm nhỏ cư dân mà Chính phủ Ukraine ủy quyền sống lâu dài trong khu vực xung quanh nhà máy điện. Cho đến nay họ đã sống ở đây hơn 30 năm và vẫn không có ý định rời đi, họ đã coi Chernobyl là nhà.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 11

Khu vực loại trừ chỉ có một số ít cư dân mỗi năm, họ đều là những người dũng cảm sau khi thực hiện lệnh sơ tán từ vụ nổ đã trở về làng quê hương của mình.

Cư dân ở đây chủ yếu ăn thức ăn mà họ trồng trong vườn hoặc thu hoạch trong rừng, điển hình như một loài nấm phát triển phong phú và đặc biệt tốt trong việc hấp thụ cesium 137. 

Đôi khi, chúng được dùng để cung cấp trong các bếp lửa của mọi gia đình, gỗ được sử dụng cho các lò này cũng có thể chứa chất phóng xạ và do đó khi nó được đốt cháy, vẫn có một lượng nhỏ phóng xạ phát tán ra ngoài môi trường.

Và không biết từ bao giờ, những cư dân ở đây đã coi các chất phóng xạ là người bạn đồng hành hằng ngày.

Trong số 7.000 người đến và đi giữa khu vực và nơi làm việc của họ, hơn 4.000 người được tổ chức theo ca 15 ngày một tháng, hoặc 4 ngày một tuần để giảm thiểu tiếp xúc với bức xạ ion hóa. 

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 13

Thành phố Pripiat được xây dựng cho các nhân viên của nhà máy điện hạt nhân. Việc sơ tán 50.000 cư dân của nó bắt đầu 36 giờ sau vụ tai nạn.

Họ là những nhân viên an ninh, lính cứu hỏa, nhà khoa học hoặc các công nhân làm việc trong các lò phản ứng còn lại, dù nó không hoạt động.

Vì họ chỉ sống bán thời gian ở Chernobyl, họ sử dụng một phần nhà ở từ những người được sơ tán vào năm 1986. 

Những nhân viên đến nhà máy điện hạt nhân bằng tàu hỏa mỗi ngày. Ngay cả khi nó không còn sản xuất điện, việc ngừng hoạt động của ba lò phản ứng cuối cùng của nhà máy sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là năm 2065. 

Vào năm 2016, một chiếc "quách" hình vòm khổng lồ mới đã được lắp đặt trong tàn tích của lò phản ứng số 4 để hạn chế các chất phóng xạ còn sót lại từ nhà máy bay vào tự nhiên. 

Nó sẽ tồn tại ở đây một thế kỷ, nhưng các vật liệu chế tạo nên nó sẽ bị nhiễm phóng xạ trong hàng thiên niên kỷ.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 14

Câu hỏi đặt ra là, để bảo vệ cư dân nơi đây khỏi một vật liệu có chu kỳ bán rã 24.000 năm thì chiếc quách trên cũng chỉ là như một sự động viên tinh thần để họ có cảm giác an toàn khi sống ở Chernobyl.

Ngoài ra, còn có các mối đe dọa khác, chẳng hạn như cháy rừng thiêu đốt các loại cây nhiễm phóng xạ có thể tạo ra các vùng nguy hiểm mới.

Chắc chắn, vùng loại trừ ngày nay ít phóng xạ hơn so với trước đây, nhưng ở Chernobyl thời gian dường như trôi qua khác. Cư dân ở đây đã coi cuộc đời con người là 35 năm chứ không phải 60 năm.

Không phải tự nhiên họ lại có quan niệm như trên vì các vật liệu như cesium 137 hoặc stronti 90, có chu kỳ bán rã khoảng 30 năm. 

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 16

Cư dân của ngôi nhà này ở Kupovate đã qua đời vào năm 2015.

Mặt khác, đối với các chất khác cần sự phân hủy vài nghìn năm, khoảng thời gian này là không đáng kể và họ biết khi lựa chọn ở lại đây tuổi thọ con người sẽ giảm do bệnh tật gây ra từ các chất phóng xạ trên.

Theo Bruno Chareyron, Giám đốc phòng thí nghiệm của Commission de Recherche et d'Information Indépendantes sur la RADioactivité (CRIIRAD), nhân loại chưa có các giải pháp kỹ thuật, phương tiện hoặc tài chính để quản lý một thảm họa như thế này. 

Nói tóm lại, mặc dù hàng nghìn người làm việc mỗi ngày tại địa điểm này, thảm họa hạt nhân Chernobyl còn lâu mới có thể kiểm soát được.

Song bỏ qua những hiểm nguy mỗi ngày, cư dân tại đây vẫn ở lại quê hương để "hồi sinh" sự sống cho Chernobyl mà từ lâu nhiều người đã coi nó là vô hồn.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 17

33 năm sau thảm họa, thiên nhiên dường như lấy lại quyền lợi của nó khi không có sự xuất hiện thường xuyên của con người và các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ lưỡng về động thực vật nơi đây và họ có nhiều phát hiện bất ngờ.

Ảnh hưởng của chất phóng xạ khiến môi trường tự nhiên xung quanh thay đổi, cây cối chết và lá của chúng trở nên đỏ, do đó xuất hiện cái tên "rừng đỏ".

Rất ít động vật sống sót sau khi bức xạ phát ra, nhưng có những loài vẫn tồn tại đã được các nhà khoa học phát hiện về sự thay đổi về gen.

Người ta có thể nghĩ rằng, khu vực Chernobyl sẽ vẫn là một khu vực vô hồn do sự tồn tại của bức xạ theo thời gian. 

Tuy nhiên, ngày nay trong khu vực loại trừ Chernobyl, một phần ở Ukraine và Belarus, gấu nâu sống, bò rừng, sói, linh miêu, ngựa Przewalski, chó và hơn 200 con chim cùng nhau tồn tại với chất phóng xạ.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 19

Germán Orizaola, một nhà nghiên cứu tại Đại học Oviedo, Tây Ban Nha đã có những mô tả sự đa dạng sinh học hiện diện trong khu vực loại trừ Chernobyl. 

Công việc của Germán Orizaola tập trung vào nhóm động vật lưỡng cư và đã chỉ ra rằng loài ếch Chernobyl có màu da tối hơn những con sống bên ngoài khu vực loại trừ, đây có thể là một hình thức phòng thủ bức xạ. 

Những tác động tiêu cực của bức xạ cũng đã được nghiên cứu như một số loài côn trùng sẽ có một tuổi thọ ngắn hơn ở Chernobyl và xuất hiện nhiều loài chim bạch tạng hơn.

Hay như loài chim én Hirundo mộc mạc (Hirundo rustica) đã được các nhà khoa học nghiên cứu rộng rãi và phát hiện ra rằng, chúng sống trong khu vực này có bộ não nhỏ hơn, DNA bị tổn thương nhiều và cơ thể chúng có nhiều bất thường. 

Những con chim này dường như thay đổi hành vi của chúng khi đối mặt với nguy cơ phóng xạ, bởi vì chúng chọn thiết kế tổ ở những khu vực ít bị ô nhiễm nhất trong khu vực.

Nhà sinh thái học tiến hóa, Timothy Mousseau, Đại học Nam Carolina, Columbia đã thập các mẫu máu từ những con chó hoang sống xung quanh nhà máy điện để phân tích DNA giúp hiểu rõ cấu trúc di truyền phức tạp của chúng.

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 21

Loài Arabidopsis Thaliana đã tiến hóa để có thể thích nghi với các chất phóng xạ.

Theo ước tính, hơn 800 con chó đang sống ở trong và xung quanh Chernobyl. Chúng thường được những công nhân nhà máy điện trở lại đây để bảo trì nhà máy, cho ăn. Chúng tồn tại trong ba quần thể riêng biệt, mặc dù phân tích mới đây cho thấy một số lượng đáng kinh ngạc về sự chồng chéo di truyền và mối quan hệ họ hàng giữa chúng.

Elaine Ostrander, một nhà di truyền học tại Viện Nghiên cứu Bộ gen Người Quốc gia Mỹ cho biết: "Những bầy chó không chỉ hoang dã, chúng đều có gia đình, phát triển, sinh sản trong nhà máy điện hạt nhân và cùng có chung tổ tiên với loài chó chăn cừu Đức".

Vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học trong nhiều thập kỷ qua, liệu nồng độ phóng xạ có phải là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về mặt di truyền của những con chó sống trong nhà máy điện và những con sống cách xa hơn.

Cùng với đó, thực vật tiếp tục phát triển, thậm chí nó đã thích nghi với môi trường bị ô nhiễm phóng xạ. 

Sự sống trỗi dậy ở vùng đất chết Chernobyl ngày nay - 22

Các nhà khoa học từ các phòng thí nghiệm của Nga, Canada và Mỹ đã thu thập mẫu vật của một loài thực vật Arabidopsis thaliana từ vùng Chernobyl, nó được nghiên cứu rộng rãi trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích hậu duệ của nó. 

Đáng ngạc nhiên, họ đã phát hiện ra rằng, những cây này đã trở nên có khả năng chống lại các nồng độ phức xạ cao hơn thay vì đột biến.

Cụ thể, bằng cách phân tích những loài thực vật này ở cấp độ phân tử, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự gia tăng methyl hóa bộ gen, đây là chất xúc tác để sửa chữa DNA và sản sinh các enzyme bảo vệ phóng xạ khác, do đó chúng là siêu thực vật!

Sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử cuộc sống ở Chernobyl vẫn đang tiếp diễn và tiến hóa không ngừng.