1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Điểm ngọt trong bộ não của thuốc giả dược giảm đau đã được xác định

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới từ Viện Phục hồi chức năng và Y tế Northwestern ở Chicago (RIC), lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định được khu vực trong não bộ chịu trách nhiệm về “hiệu ứng giả dược” của thuốc giảm đau, khi việc điều trị bằng thuốc giả dược thực sự làm giảm các cơn đau một cách đáng kể.

Các nhà điều tra cho biết việc xác định rõ điểm ngọt của hiệu quả tiêu diệt cơn đau của thuốc giả dược có thể dẫn đến việc chế tạo ra nhiều loại thuốc cá nhân hóa hơn cho 100 triệu người Mỹ đang phải chịu các cơn đau mãn tính.
Các nhà điều tra cho biết việc xác định rõ điểm ngọt của hiệu quả tiêu diệt cơn đau của thuốc giả dược có thể dẫn đến việc chế tạo ra nhiều loại thuốc cá nhân hóa hơn cho 100 triệu người Mỹ đang phải chịu các cơn đau mãn tính.

Trong trường hợp này, điểm ngọt – sweet spot là điểm nhạy cảm trong bộ não, quyết định việc điều trị bằng thuốc giả dược có hiệu quả hay không.

Việc xác định rõ điểm ngọt của hiệu quả tiêu diệt cơn đau của thuốc giả dược có thể dẫn đến việc chế tạo ra nhiều loại thuốc cá nhân hóa hơn cho 100 triệu người Mỹ đang phải chịu các cơn đau mãn tính. Công nghệ cộng hưởng từ chức năng (fMRI) được phát triển cho nghiên cứu này có tiềm năng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về phương pháp điều trị các cơn đau theo hướng cá nhân hóa bằng cách nhắm mục tiêu cho thuốc giảm đau dựa trên cách bộ não của mỗi người phản ứng với mỗi loại thuốc.

Phát hiện này cũng sẽ dẫn đến nhiều thử nghiệm lâm sàng chính xác hơn đối với các loại thuốc giảm đau bằng cách loại bỏ những người có phản ứng cao với thuốc giả dược trước khi thử nghiệm.

Các nhà khoa học đã khám phá một vùng não duy nhất nằm trong nếp cuộn giữa trán, vùng não này xác định những người phản ứng với thuốc giả dược trong một thử nghiệm và có thể được thẩm định lại (95% là chính xác) trong một nhóm thuốc giả dược ở lần thử nghiệm thứ 2.

Vùng màu vàng và đỏ của bộ não thể hiện vùng duy nhất chịu trách nhiệm về phản ứng với thuốc giả dược giảm đau (Ảnh: Marwan Baliki)
Vùng màu vàng và đỏ của bộ não thể hiện vùng duy nhất chịu trách nhiệm về phản ứng với thuốc giả dược giảm đau (Ảnh: Marwan Baliki)

Nghiên cứu này được công bố ngày 27/10 trên tạp chí sinh học PLOS Biology.

Marwan Baliki, nhà khoa học tại viện RIC và cũng là một trợ lý giáo sư về y học thể chất và phục hồi chức năng tại Trường Y Feinberg của Đại học Northwestern cho biết “Với tình trạng số người phải chịu cơn đau mãn tính ngày càng nhiều, khả năng dự đoán được những người phản ứng với thuốc giả dược trong một tập hợp những người bị đau mãn tính có thể giúp cho việc thiết kế các các loại thuốc cá nhân hóa và nâng cao sự thành công của các thử nghiệm lâm sàng”.

Nghiên cứu này được thực hiện trong phòng thí nghiệm của hai tác giả là Baliki và giáo sư Vania Apkarian.

Việc sử dụng thuốc để điều trị các cơn đau ở bệnh nhân đã được thử nghiệm và gặp phải những sai sót với những bác sĩ thay đổi liều lượng hoặc cố gắng thử 1 loại thuốc khác nếu loại thuốc lúc đầu không hiệu quả.

Giáo sư Apkarian cho biết “công nghệ mới này sẽ cho phép các bác sĩ thấy được chỗ nào trong bộ não được kích hoạt khi một người đang bị đau và lựa chọn một loại thuốc cụ thể để nhắm tới vị trí đó. Nó cũng sẽ cung cấp thêm các phép đo dựa trên bằng chứng. Các bác sĩ sẽ có thể đo xem thuốc ảnh hưởng như thế nào đến các vùng bị đau của bệnh nhân.”

Hiện nay, phản ứng giả dược chủ yếu được nghiên cứu ở những đối tượng khỏe mạnh trong khi thiết lập các thử nghiệm được kiểm soát. Trong khi những thử nghiệm như vậy giúp hiểu biết thêm về nền tảng sinh học và hành vi của phản ứng giả dược trong các cơn đau thử nghiệm, thì việc suy luận chúng tới các cơn đau mãn tính tự nhiên ở bệnh viện lại rất kém.

Trong nghiên cứu mới này, lần đầu tiên các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) kết hợp với một thiết kế thử nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn, để từ một dấu hiệu thần kinh dựa trên bộ não dự đoán sự giảm đau kết hợp với điều trị giả dược ở bệnh nhân bị đau viêm khớp gối mãn tính. Các nhà khoa học cho thấy việc uống thuốc giả dược có liên hệ với hiệu quả giảm đau mạnh mẽ khi có hơn một nửa số bệnh nhân cho biết cơn đau đã giảm đáng kể.

Nếu các nghiên cứu tương tự trong tương lai có thể mở rộng và thậm chí đưa ra dự đoán dựa trên bộ não về việc lựa chọn phương pháp trị liệu tốt nhất cho từng bệnh nhân riêng biệt, thì sẽ giảm đáng kể việc bệnh nhân phải trải qua các phương pháp điều trị không hiệu quả và giảm thời gian và cường độ phải chịu đựng các cơn đau và sử dụng các thuốc giảm đau có morphin.

Anh Thư (Tổng hợp Sciencedaily, Northwestern)