1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Công bố kết quả Dự án Nhãn hiệu nổi tiếng

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định, được công nhận và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và sử dụng rộng rãi là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp.

“Đối với doanh nghiệp Việt, nhu cầu này thường gắn với việc khẳng định uy tín, chất lượng của các thương hiệu. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu này còn gắn với mong muốn đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh” – Thứ trưởng Tùng nói.


Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng.

Sáng 17/11, Lễ công bố kết quả thực hiện Dự án “nhãn hiệu nổi tiếng” được tổ chức tại Hà Nội do Thanh Tra Bộ KH&CN phối hợp với Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) tổ chức. Lễ công bố còn có sự tham dự của ông Louis Chan – Đại diện Hội đồng Chủ tịch INTA, ông Seath Hays - Trưởng đại diện INTA tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đại diện một số cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và Hiệp hội

Đây là một hoạt động quan trọng cuối cùng của Dự án “Nhãn hiệu nổi tiếng” được thực hiện theo Bản ghi nhớ hợp tác được ký kết ngày 24/3/2015 giữa Bộ KH&CN và INTA về “Xây dựng, triển khai các hoạt động phối hợp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ” nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá, thu thập và tổng hợp thông tin, ý kiến từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, chủ sở hữu nhãn hiệu, các doanh nghiệp và đại diện sở hữu công nghiệp về những vướng mắc trong việc thi hành các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan tới việc công nhận, bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng; hình thành hệ thống căn cứ lý luận và thực tiễn cho những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu nổi tiếng.


Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Công trình nghiên cứu công phu

Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho hay, “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” là công trình nghiên cứu công phu, chuyên sâu về nhãn hiệu nổi tiếng được tiến hành bởi các nghiên cứu viên độc lập với sự đóng góp, tham vấn về nội dung của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Đặc biệt công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn và hết sức sinh động bởi sự tham gia lần đầu tiên của một số các doanh nghiệp có các nhãn hiệu đã khẳng định được uy tín trên thị trường (Nike, Vinamilk, Vinacafe, Tập đoàn BMW, Nike Việt Nam, Inter Ikea, Petrolimex…). Báo cáo nghiên cứu được kỳ vọng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với các chuyên gia trong xây dựng chính sách bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Lễ công bố và ghi nhận sự đánh giá của các bên tham gia đối với kết quả thu được từ Dự án Nhãn hiệu nổi tiếng. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan nhà nước, các hiệp hội và doanh nghiệp trên cơ sở tổng kết hoạt động Dự án Nhãn hiệu nổi tiếng, hướng tới phối hợp hành động và hợp tác trong tương lai.


Ông Trương Hồng Dương- Chánh thanh tra Bộ KH&CN và ông Seth Hays, Trưởng đại diện INTA khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giấy Chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho các DN.

Ông Trương Hồng Dương- Chánh thanh tra Bộ KH&CN và ông Seth Hays, Trưởng đại diện INTA khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giấy Chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho các DN.

“Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu nổi tiến ngày càng hiện diện nhiều trên thị trường VIệt Nam. Đồng thời với sự lớn mạnh của DN Việt Nam, nhiều nhãn hiệu Việt cũng chứng minh được uy tín, danh tiếng và sự đảm bảo về chất lượng.

Tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mỗi DN cũng như nền kinh tế quóc gia. Do đó cần cơ chế bảo hộ thực thi hiệu quả để đảm bảo các quyền lợi ích chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu và các chủ thể liên quan.” – Thứ trưởng Tùng cho biết thêm.

Giải quyết bài toán bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Cũng trong khuôn khổ buổi Lễ, tiếp nối quá trình hợp tác hiệu quả giữa các bên, Bộ KH&CN và INTA tiến hành ký kết Bản ghi nhớ hợp tác tiếp theo về triển khai các hoạt động phối hợp về “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử”.

Ông Louis Chan – Đại diện Hội đồng Chủ tịch INTA cho rằng, lý do chọn chủ đề này vì bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương mại được xem là điểm “nóng” trong bảo hộ quyền SHTT trong thời gian tới không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt. Thương mại điện tử đang thay đổi cơ bản cách tiếp cận của DN với người tiêu dùng. Sau bản ký kết ANTA sẽ phối hợp với Bộ KH&CN tập trung vào chiến lược thúc đẩy sáng tạo trong môi trường thương mại điện tử trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu. Đây là việc mà các tổ chức lớn như WTO, gần đây nhất trong hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng vừa qua coi là lĩnh vực quan trọng cần phải trao đổi và thống nhất nên có những quy định chặt chẽ về măt pháp luật.

“Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, Big Data… mang lại nhiều giá trị tiện ích, nhưng mặt trái mà nó mang lại tại thời điểm hiện nay là việc Việt Nam đang phải đối với mặt vấn đề bảo vệ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử trước những vướng mắc từ thực tiễn mà cơ sở pháp lý còn chưa được hoàn thiện và đồng bộ.”, bà Quỳnh nhận định.

M.Hà