1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Có nên sử dụng thực phẩm biến đổi gen?

(Dân trí) - Trong khi Tổ chức Greenpeace (Hòa binh Xanh) và các tổ chức khác phản đối thực phẩm biến đổi gen, thì hơn 100 người đoạt giải Nobel đã đứng về phía các sinh vật biến đổi gen (GMO). Dưới đây là quan điểm tranh luận của mỗi bên.

Hơn 100 người đoạt giải Nobel đã ký một lá thư kêu gọi tổ chức Greenpeacengừng phản đối các sinh vật biến đổi gen (GMO). Bức thư yêu cầu tổ chức này phải dừng các nỗ lực ngăn chặn việc giới thiệu của một chủng biến đổi gen lúa mà những người ủng hộ nói rằng có thể làm giảm hiện tượng thiếu hụt vitamin A gây bệnh mù lòa và điếc ở trẻ em tại các nước đang phát triển.

Có nên sử dụng thực phẩm biến đổi gen? - 1

“Chúng tôi kêu gọi tổ chức Greenpeace và những người ủng hộ kiểm tra lại kinh nghiệm của những người nông dân và người sử dụng trên toàn thế giới với các loại cây và thực phẩm được cải thiện bằng công nghệ sinh học, công nhận những phát hiện của các cơ quan khoa học và các đơn vị quản lý có thẩm quyền, và từ bỏ chiến dịch chống lại các sinh vật biến đổi gen nói chung và giốngGolden Rice (gạo hạt Vàng) nói riêng.

Chiến dịch về bức thư này được tổ chức bởi Richard Robert - giám đốc khoa học của phòng thí nghiệm sinh học New England Biolabs và Phillip Sharp – người chiến thắng giải thưởng Nobel năm 1993 trong lĩnh vực sinh lý học hoặc y học cho việc phát hiện các trình tự gen được gọi là intron. Chiến dịch này có trang web là supportprecisionagriculture.org, trên đó có một danh sách hiện vẫn còn kéo dài của những người tham gia ký tên, và cả nhóm đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc hội thảo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington.

Roberts đã phát biểu với báo Washington Post: “Chúng tôi là những nhà khoa học, chúng tôi hiểu được logic của khoa học. Một điều dễ nhận thấy là những việc tổ chức Greenpeace đang làm là có hại và phản khoa học. Ban đầu là Greenpeace, và sau đó một số đồng minh của họ đã cất công tính toán để đe dọa mọi người. Đó là cách để họ quyên tiền cho các hoạt động của mình”.

Roberts cho biết ông ủng hộ nhiều hoạt động của Greenpeace, và ông hy vọng sau khi đọc thư, tổ chức này sẽ “thừa nhận rằng đây là vấn đề mà họ đã sai lầm và tập trung vào những việc mà họ làm tốt”

Greenpeace gần như là nhóm duy nhất phản đối các sinh vật biến đổi gen, nhưng tổ chức này hiện diện mọi nơi trên toàn cầu, và trong lá thư của mình, những người đoạt giải Nobel cho rằng Greenpeace đã nỗ lực để ngăn chặn Gạo hạt Vàng.

Danh sách những người ký tên đã lên tới 107 trong sáng thứ Tư. Roberts nói rằng, theo ông ước tính thì có khoảng 296 người đoạt giải Nobel còn sống.

Randy Schekman – người đã đoạt giải Nobel- là một nhà tế bào sinh học tại đại học California ở Berkeley, đã phát biểu với tờ báo: “Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi có những tổ chức rất ủng hộ khoa học khi nói đến biến đổi khí hậu toàn cầu, hoặc ngay cả khi đánh giá về giá trị của tiêm chủng trong việc phòng bệnh ở người, nhưng lại có thể rất tùy tiện đối vớiquan điểm chung của các nhà khoa học khi nói đến một vấn đề quan trọng như nền nông nghiệp tương lai của thế giới”

Lá thư chỉ rõ:

“Các cơ quan khoa học và pháp lý trên toàn thế giới đã phát hiện liên tục và nhất quán về các cây trồng và thực phẩm được cải thiện bằng công nghệ sinh học là an toàn giống như – nếu không muốn nói là an toàn hơn so với các sản phẩm có nguồn gốc từ bất kỳ phương thức sản xuất nào khác. Chưa hề có một trường hợp nào được xác nhận về những kết quả tiêu cực tới sức khỏe của con người và động vật sử dụng những sản phẩm đó. Các tác động môi trường của chũng cũng được chứng minh nhiều lần là ít gây tổn hại đến môi trường, và đó là một mối lợi cho đa dạng sinh học toàn cầu.

Greenpeace đã dẫn đầu phe chống lại Gạo hạt Vàng – 1 loại gạo có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ những cái chết và các căn bệnh do thiếu hụt vitamin A (VAD), trong đó có ảnh hưởng lớn nhất đối với người nghèo ở châu Phi và Đông Nam Á.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có khoảng 250 triệu người bị VAD, trong đó 40% là trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Dựa trên các số liệu thống kê của UNICEF, hàng năm có tổng cộng 1 đến 2 triệu trường hợp tử vong là hậu quả của VAD bởi vì nó làm tổn thương hệ thống miễn dịch, đặt trẻ em vào nguy cơ lớn, mà đáng lẽ có thể ngăn ngừa được. Bản thân VAD là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em, ảnh hưởng toàn cầu tới 250 000 – 500 000 trẻ em mỗi năm. Một nửa trong số đó đã chết trong vòng 12 tháng sau khi bị mất thị lực”

Các nhà khoa học đều đồng thuận về việc biến đổi gen trong phòng thí nghiệm không nguy hiểm hơn so với biến đổi thông qua biện pháp nhân giống truyền thống, và các thực vật được biến đổi có khả năng mang lại những lợi ích cho môi trường và sức khỏe, chẳng hạn như cắt giảm nhu cầu thuốc trừ sâu. Một báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học, Kỹ thuật và Y tế phát hành trong tháng Năm cho biết không có bằng chứng chứng minh rằng cây trồng biến đổi gen gây bệnh cho người hoặc làm tổn hại đến môi trường, nhưng cũng cảnh báo rằng các cây trồng này còn tương đối mới và còn quá sớm để khái quát hóa về tính tích cực hay tiêu cực và sự an toàn của chúng.

Những người phản đối sinh vật biến đổi gen cho biết các loại cây trông có thể không an toàn đối với người và động vật, vàcũng chưa được chứng minh là có thể cải thiện năng suất cây trồng, chúng có thể dẫn đến việc sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ và làm lây lan những gen bị biến đổi vượt ra ngoài phạm vi của các trang trại.

Trang web quốc tế của tổ chức Greenpeace ghi rằng việc đưa các sinh vật biến đổi gen vào thế giới tự nhiên là một dạng của “ô nhiễm di truyền”. Trang này ghi rõ:

Kỹ thuật di truyền cho phép các nhà khoa học tạo ra các thực vật, động vật và vi sinh vật bằng cách thao tác gen theo cách không xảy ra trong tự nhiên. Những sinh vật biến đổi gen có thể lây lan vào tự nhiên và giao phối với các sinh vật tự nhiên, do đó làm vấy bẩn các môi trường không biến đổi gen và tạo ra các thế hệ tương lại theo một cách không thể kiểm soát và lường trước được.

Hầu như tất các các loại cây trồng và vật nuôi đều đã bị biến đổi gen theo nghĩa rộng; không còn những con bò hoang dã, và những cánh đồng Ngô của Hoa Kỳ phản ánh việc thực vật biến đổi thông qua chăn nuôi truyền thống trong nhiều thế kỷ. Cây trồng biến đổi gen bắt đầu trở nên phổ biến vào giữa những năm 1990; ngày nay, hầu hết các giống ngô, đậu tương và bong trong nước đã được biến đổi để có khả năng chống côn trùng hoặc chịu thuốc diệt cỏ.

Những người phản đối các sinh vật biến đổi gen tập trung rất nhiều vào sự tác động kinh tế và xã hội của việc giới thiệu các loại cây trồng đã bị biến đổi trong phòng thí nghiệm. Tổ chức Greenpeace đã cảnh báo về sự thống trị của các công ty trông việc cung ứng lương thực, họ cho rằng những người nông dân nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. Một phát ngôn viên của Greenpeace đã nhắc đến một ấn phẩm của tổ chức này có tiêu đề “Hai mươi năm thất bại: Tại sao cây trồng biến đổi gen thất bại trong việc thực hiện những triển vọng của mình”

Cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học và các nhà hoạt động vì môi trường này không phải là mới, và rất ít khả năng bức thư có chữ ký của những người đoạt giải Nobel sẽ thuyết phục được những người phản đối sinh vật biến đổi gen rút lui.

Nhưng Martin Chalfie đến từ đại học Columbia – người đồng nhận giải Nobel 2008 trong lĩnh vực hóa học cho nghiên cứu Protein phát huỳnh quang xanh lục – cho biết ông nghĩ rằng những người đoạt giải có thể ảnh hưởng tới vấn đề biến đổi gen.

“Có điều gì đặc biệt về những người đoạt giải Nobel? Tôi không chắc rằng chúng tôi đặc biệt hơn những nhà khoa học khác – những người đã xem xét các bằng chứng liên quan, nhưng chúng tôi có khả năng gây chú ý hơn nhờ các giải thưởng. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải có nhiệm vụ nói ra khi cảm thấy rằng khoa học không được lắng nghe”.

Roberts cho biết ông đã làm việc với các chiến dịch trước đó và tìm cách tận dụng ảnh hưởng của những người đoạt giải Nobel. Ông quyết định đấu tranh cho vấn đề của sinh vật biến đổi gen sau khi nghe tin từ các nhà khoa học đồng nghiệp rằng những nghiên cứu của họ bị cản trở bởi các hoạt động chống biến đổi gen của Greenpeace và các tổ chức khác.

Dưới đây là phản hồi của tổ chức Greenpace đăng ngày 30 tháng 6 bởi Wilhelmina Pelegrina – một người tham gia chiến dịch của Greenpeace Đông Nam Á:

“Những lời buộc tội rằng có ai đó đã ngăn cản giống Gạo hạt Vàng (Golden) biến đổi gen là sai. Sự thất bại của Gạo hạt Vàng là một cách giải quyết vấn đề và hiện nay nó không còn được bán nữa, ngay cả khi nó đã được nghiên cứu hơn 20 năm. Như Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đã thừa nhận, không chứng minh được là nó thực sự giải quyết được việc thiếu Vitamin A. Vì thế, rất rõ ràng là chúng ta đang nói tới một vấn đề thậm chí còn không tồn tại. Các công ty đang quá thổi phồng “Gạo hạt Vàng”để mở đường cho sự chấp thuận toàn cầu của các cây trồng biến đổi gen mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Thí nghiệm tốn tiền này đã thất bại trong việc tạo ra kết quả trong 20 năm qua và chuyển hướng sự chú ý tới các phương pháp đã có hiệu quả. Thay vì đầu tư vào các bài học đắt đỏ này, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống đa dạng hơn, tiếp cận công bằng với lương thực và nông nghiệp sinh thái.

Các giải pháp thay thế khác:

Giải pháp duy nhất đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh. Cung cấp cho con người lương thực thực dựa trên nông nghiệp sinh thái không chỉ giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng mà còn là một giải pháp có khả năng điều chỉnh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng tôi đã ghi lại về các cộng đồng trên khắp Philippine tiếp tục bày tỏ lo ngại khi sử dụng lúa vàng biến đổi gen như một giải pháp. Thật là vô trách nhiệm khi áp đặt lúa vàng biến đổi gen là một liệu pháp nhanh chóng cho người dân trong khi họ không chào đón nó, đặc biệt là khi đã có sẵn những lựa chọn khác an toàn và hiệu quả hơn.

Tổ chức Greenpeace Philipin đã làm việc với các đối tác phi chính phủ và nông dân ở Philipin để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu. Đây là một cơ hội thật sự cho chính phủ và cộng đồng từ thiện để hỗ trợ những nỗ lực này bằng cách đầu tư vào nông nghiệp sinh thái phục hồi khí hậu và trao quyền cho người nông dân được tiếp cần chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng hơn là đổ tiền xuống cống cho Gạo vàng biến đổi gen”

Minh Trang (Theo Washingtonpost)