1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Có một hành tinh thứ 9 gây ra trục nghiêng lạ lùng của mặt trời

(Dân trí) - Sự hiện diện của 1 hành tinh lớn nằm ở vị trí rất xa xôi giải thích cho nhiều điều bí ẩn kéo dài đã lâu; 1 nghiên cứu mới đây cho rằng hành tinh này chính là nguyên nhân gây ra độ nghiêng bất thường của mặt trời

Có một hành tinh thứ 9 gây ra trục nghiêng lạ lùng của mặt trời - 1

Chúng ta cho rằng mình đã biết được sự thật, tuy nhiên không phải vậy. Thế giới không hề phẳng, mặt trời cũng không xoay quanh Trái đất, và…có lẽ ở ngoài đó có 1 hành tinh khác nằm trong hệ mặt trời mà chúng ta chưa từng quan sát thấy.

Dựa trên những dự đoán của 2 nhà nghiên cứu Konstantin Batygin và Mike Brown của Caltech hồi đầu năm nay, thì không chỉ có Diêm vương tinh - Pluto bị giáng chức, mà có lẽ còn có 1 hành tinh thứ 9 thực sự sẽ thay thế cho vị trí của Diêm vương tinh.

Từ năm 2008, Pluto – Diêm Vương tinh không còn được coi là 1 hành tinh trong hệ mặt trời. Pluto và mặt trăng của nó được coi là ví dụ cho những vật thể nằm trong vành đai Kuiper. Vành đai này kéo dài từ quỹ đạo của Neptune – sao Hải vương ra tới khoảng cách 55 đơn vị thiên văn (tương ứng với 55 lần khoảng các từ Trái đất tới Mặt trời).

Sự hiện diện của hành tinh thứ 9 sẽ trả lời cho nhiều câu hỏi đang khiến cho các nhà khoa học bối rối trong 1 thời gian dài. Mảnh ghép cuối cùng này sẽ giải thích cho độ nghiêng bất thường của mặt trời, theo các nhà thiên văn học, hành tinh này có thể tác động thêm 1 lực dao động vào hệ mặt trời, làm cho mặt trời bị nghiêng.

Elizabeth Bailey – cựu sinh viên của Caltech và là tác giả chính của nghiên cứu đã công bố phát hiện này “Vì hành tinh thứ 9 rất lớn và có 1 quỹ đạo nghiêng so với các hành tinh còn lại, hệ mặt trời buộc phải quay chậm lại”

Các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta đều quay theo quỹ đạo nằm trên 1 mặt phẳng tương đối so với mặt trời, nhưng mặt phẳng này lại có trục nằm nghiêng 6 độ so với mặt trời, làm cho mặt trời có 1 góc nghiêng hết sức lạ lung – và cho đến nay vẫn chưa có ai giải thích được nguyên nhân của điều này.

Brown, Richard và giáo sư thiên văn học nghiên cứu về các hành tinh Barbara Rosenberg đều cho rằng “bí ẩn đó có nguyên nhân rất sâu xa và rất khó để lý giải nên mọi người không nói nhiều về nó”

Tuy nhiên, đề xuất về hành tinh thứ 9 – có kích thước gấp 10 lần Trái đất - của Brown và Batygin có thể sẽ thay đổi tính chất vật lý của những sự kiện đang xảy ra trong vũ trụ. Theo tính toán của họ, hành tinh thứ 9 khó nắm bắt này dường như có quỹ đạo nằm trên mặt phẳng lệch 30 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh còn lại, do đó làm thay đổi quỹ đạo của nhiều vật thể trong vành đai Kuiper – đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho nhóm nghiên cứu dấy lên nghi ngờ về sự tham gia của 1 hành tinh còn lại.

Batygin - trợ lý cho giáo sư về khoa học hành tinh – cho biết “Nó tiếp tục khiến chúng ta phải kinh ngạc, mỗi khi quan xem xét cẩn thận, chúng tôi lại thấy rằng hành tinh thứ 9 giải thích cho nhiều điều bí ẩn trong hệ mặt trời”

Việc hành tinh thứ 9 đó giúp giải thích cho độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo của hệ mặt trời khiến cho sự tồn tại của hành tinh này đáng tin tưởng hơn. Theo Caltech, từ lâu, độ nghiêng này đã làm các nhà thiên văn học cảm thấy bối rối, vì theo cách các hành tinh hình thành: khi 1 đám mây đang quay tròn dần dần bị rơi xuống 1 chiếc “đĩa” và sau đó thành các vật thể quay xung quanh 1 ngôi sao ở trung tâm.

Mô-men động lượng của hành tinh thứ 9 có tác động to lớn đến hệ mặt trời vì vị trí và kích thước của nó. Mô-men động lượng của 1 hành tinh bằng với khối lượng của hành tinh đó nhân với khoảng cách từ đó tới mặt trời, và tương ứng với lực tác động của các hành tinh lên sự quay tròn của toàn hệ thống. Bởi vì các hành tinh khác trong hệ mặt trời đều cùng nằm trên 1 mặt phẳng, mô-men động lượng của chúng có tác dụng giữ cho toàn bộ “đĩa” quay trơn tru.

Tuy nhiên, hành tinh thứ 9 có quỹ đạo không bình thường, và nó đã có hàng tỉ năm gây ra lực dao động lên hệ mặt trời. Về mặt toán học, giả thuyết về kích thước, khoảng cách và độ nghiêng 6 độ của hành tinh thứ 9 hoàn toàn phù hợp với điều này.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là Tại sao hành tinh thứ 9 lại có quỹ đạo bất thường như vậy, và theo sau đó sẽ là câu hỏi Nó nằm ở đâu? Nhưng đối về độ nghiêng của nó, Batygin cho rằng hành tinh này đã bị ảnh hưởng bởi hành tinh khí khổng lồ Jupiter (sao Mộc) ở ngay cạnh, hoặc có thể bị các hành tinh khác trong hệ mặt trời kéo ra xa.

Bất kể điều đó là gì, thì nghiên cứu mới này đã tiếp nhiên liệu khiến cho nhóm nghiên cứu và các đồng nghiệp của họ hào hứng hơn để tiếp tục các nghiên cứu về dấu hiệu của hành tinh thứ 9.

Anh Thư (Tổng hợp)