1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Chính con người đã biến Sahara thành sa mạc?

(Dân trí) - Sự sa mạc hóa của Sahara – bắt đầu từ khoảng 10.000 năm trước – có thể là do con người gây ra, ít nhất là một phần nào đó.


Sự di chuyển của các cộng đồng du mục đầu ngày xưa ở Thung lũng sông Nile có liên quan tới sự gia tăng bụi rậm ở Sahara.

Sự di chuyển của các cộng đồng du mục đầu ngày xưa ở Thung lũng sông Nile có liên quan tới sự gia tăng bụi rậm ở Sahara.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng sự hình thành sa mạc Sahara – sa mạc nóng lớn nhất trên Trái đất – là do sự thay đổi của mô hình thực vật và quỹ đạo Trái đất gây ra. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã lập luận rằng các hoạt động của con người có thể đã thúc đẩy sự hình thành này.

Theo David Wright, một nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Seoul, thì “ở Đông Á, có những lý thuyết đã tồn tại rất lâu về cách những cư dân của thời đại Đồ đá mới đã làm thay đổi cảnh quan nhiều đến mức khiến gió mùa ngừng thâm nhập vào đất liền”.

Trước đây, sự lan rộng của bụi rậm đã được liên hệ tới quá trình sa mạc hóa ở Bắc Phi. Khi Wright khảo sát về các dữ liệu khảo cổ ở khu vực này, ông thấy rằng sự di chuyển của các cộng đồng du mục cổ đại ở Thung lũng sông Nile đã kéo theo sự phát triển của cây bụi thấp.

Wright và các đồng nghiệp của ông cho rằng, việc đưa gia súc đến Bắc Phi hơn 8.000 năm trước đã làm thay đổi thực vật của khu vực này, ngăn chặn sự phát triển của cây gỗ và các cây bụi lớn. Thảm thực vật ít đi làm cho bề mặt của vùng bị phơi ra và tiếp xúc với không khí nhiều hơn. Những thay đổi này làm giảm tác động và khả năng tiếp cận của gió mùa ở châu Phi, lại tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của cây bụi thấp và sa mạc – tạo ra một vòng lặp về sa mạc hóa.

Wright – người có những phân tích mới nhất được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Earth Science, tin rằng các trầm tích ở đáy hồ sẽ tiếp tục làm sáng tỏ vai trò của con người trong quá trình sa mạc hóa Sahara.

Ông cho rằng, “các hồ nước ở khắp mọi nơi ở Sahara vào thời gian đó, và chúng sẽ ghi lại sự thay đổi của thảm thực vật. Chúng ta cần phải khoan sâu xuống lớp đáy hồ ban đầu để lấy được những dấu ấn này, xem xét các thông tin khảo cổ và thấy những gì con người đã làm ở đó.

Anh Thư (Theo Upi)