1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Chế độ ăn uống khi mang thai ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ?

(Dân trí) - Các nhóm vi khuẩn - những microbiome - sống trong ruột của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Y Baylor đã phát hiện thấy những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ có chế độ ăn uống chứa chất béo cao trong thời gian mang thai có những microbiome đường ruột có sự khác biệt rõ rệt so với những đứa trẻ sơ sinh của các bà mẹ có chế độ ăn uống có chất béo không cao.

Phát hiện này rất quan trọng bởi vì các microbiome có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và khả năng chuyển hóa năng lượng từ thức ăn. Công trình nghiên cứu đã được công bố trên Genome Medicine.

Chế độ ăn uống khi mang thai ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ? - 1

“Chúng tôi trước đây cho thấy các loài linh trưởng (không bao gồm con người) trong thời kỳ mang thai và cho con bú ăn nhiều chất béo có ảnh hưởng đến các microbiome trong cơ thể các loài sinh trưởng con vừa sinh đến một năm tuổi. Và chúng tôi muốn biết câu trả lời đối với vấn đề này ở người”., Tiến sỹ Kjersti Aagaard, Phó Giáo sư khoa sản và phụ khoa tại trường Đại học Y Baylor và Bệnh viện nhi Texas, cho biết.

Theo Aagaard cho biết, để có câu trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu một nhóm đại diện các thai phụ ở Hoa Kỳ. Họ đã yêu cầu 157 bà mẹ trả lời bảng điều tra về chế độ ăn chi tiết trước đây của họ để xác định các loại thức ăn mà họ đã tiêu thụ trong suốt thời gian mang thai.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các thông tin thu được trong bảng điều tra về chế độ ăn này để ước tính lượng đường, chất béo và chất xơ mà người mẹ đã ăn trong giai đoạn nửa sau của tam cá nguyệt thứ ba. Kết quả cho thấy, các bà mẹ có khẩu phần ăn ở mức trung bình là 33% chất béo - phạm vi chất béo là 14-55%. Theo khuyến cao của Viện Y học thì lượng thu nạp hàng ngày là khoảng 20 đến 35%. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tách các bà mẹ có lượng chất béo nạp vào có sự khác biệt lớn so với trung bình ra thành hai nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thu nạp chất béo cao.

“Chúng tôi đã kiểm tra mẫu phân su đầu tiên của các em bé sơ sinh để xác định các chủng vi khuẩn hiện diện trong đường ruột của trẻ sơ sinh khi vừa mới sinh. Chúng tôi đã sử dụng trình tự 16S rRNA để xác định các dạng vi khuẩn hiện diện trong các mẫu phân su. Sau đó chúng tôi phân tích lại các mẫu phân lần nữa khi những đứa được 4 đến 6 tuần tuổi”, Aagaard nói.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng microbiome của những em bé của nhóm các bà mẹ ăn nhiều chất béo trong giai đoạn nửa sau tam cá nguyệt thứ 3 có sự khác biệt rõ nét so với những em bé của các bà mẹ ở nhóm đối chứng.

Đáng chú ý là, các microbiome của các em bé thuộc nhóm bà mẹ có chế độ ăn nhiều chất béo có lượng vi khuẩn Bacteroides rất ít, cả lúc mới sinh và vài tuần sau đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc có ít Bacteroides trong ruột một cách ổn định có thể ảnh hưởng đến sự khai thác năng lượng từ thức ăn và sự phát triển của hệ thống miễn dịch.

Nhóm nghiên cứu thực sự ngạc nhiên khi quan sát thấy mối liên quan giữa tỷ lệ ít vi khuẩn Bacteroides với chế độ ăn uống nhiều chất béo trong thời kỳ mang thai. Những phát hiện này sẽ mở ra các hướng nghiên cứu mới và nhấn mạnh tầm quan trọng bao gồm cả bảng điều tra chế độ ăn và các dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu những biến đổi sớm của microbiome.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn nữa để thấy rõ những biến đổi trong chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng có lợi cho trẻ sơ sinh ngay tức thời và lâu dài hay không. Chế độ ăn rất dễ thay đổi và người phụ nữ cần tích cực để có chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ có thai. Theo truyền thống, các biện pháp can thiệp vào khẩu phần ăn trong thời kỳ mang thai chủ yếu vào các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn iron và folic acid.

Nghiên cứu này đã cho thấy chế độ ăn của bà mẹ liên quan đến các microbiome trong đường ruột của các em bé. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bảng điều tra sử dụng trong nghiên cứu này, mặc dù có một số hạn chế, nhưng đã xác định một cách đầy đủ chế độ ăn uống của người mẹ trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba phản chiếu chế độ ăn uống của người Mỹ nói chung.

P.T.T-NASATI (Theo Medicalxpress)