Chạy bộ tốt cho sức khỏe xương hơn đi xe đạp

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho kết luận những loại hình thể dục đặt lực căng vào xương, như chạy bộ, có thể cải thiện sức khỏe xương trong thời gian dài hiệu quả hơn các hoạt động không dồn trọng lượng như đi xe đạp.

Một nghiên cứu trước đây đã cho thấy những vận động viên đua xe đạp trong những điều kiện yêu cầu sức bền lâu thường bị tiêu xương mãn tính, trong đó canxi trong máu được đưa vào máu, làm suy yếu xương. Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu tìm hiểu xem những vận động viên chạy marathon đường núi có những phản ứng tương tự hay không.

Chạy bộ tốt cho sức khỏe xương hơn đi xe đạp - 1

Nhóm xem xét hai thành phần chính cấu tạo xương và các hormone liên quan đến điều tiết năng lượng. Osteocalcin và P1NP là hai protein liên quan tới sự hình thành xương và nồng độ của chúng trong máu là một chỉ số sức khỏe xương. Glucagon, leptin và insulin là các hormone tham gia điều hòa trao đổi chất và là chỉ số nhu cầu năng lượng của cơ thể. Mức glucagon tăng cho thấy cơ thể đòi hỏi năng lượng, trong khi mức insulin và leptin tăng lại chỉ ra năng lượng đã đủ hoặc đang bị thừa. Nhóm đo nồng độ của ba hormone trên cũng như mức osteocalcin và P1NP của 17 vận động viên trước và sau một cuộc thi chạy marathon đường núi dài 65 km và so sánh với các hormone và thành phần cấu tạo xương của mười hai người cùng độ tuổi không tham gia chạy dài nhưng đã tập thể dục.

So với nhóm tập thường, nhóm chạy đường dài có mức glucagon cao hơn và leptin và insulin thấp hơn khi kết thúc cuộc đua. Mức insulin giảm có liên quan đến mức giảm tương tự của cả osteocalcin và P1NP, cho thấy ở những vận động viên đó có thể đã có sự chuyển hướng năng lượng từ việc hình thành xương sang cung cấp năng lượng cho nhu cầu trao đổi chất. Tuy nhiên, những người chạy dài có mức P1NP khi nghỉ cao hơn những người tập thường, cho thấy sự chuyển hướng năng lượng từ xương trong quá trình chạy nhưng lại có được ích lợi về sức khỏe xương trong thời gian dài.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng osteocalcin giao tiếp với các tế bào beta trong tuyến tụy quy định sự chuyển hóa glucose của cơ thể. Do việc chạy tạo ra sức tải vật lý lên xương cao hơn so với các hoạt động bơi lội hay đạp xe, có thể chính lực tải này kích thích mô xương bao hiệu đến tuyến tụy để đáp ứng nhu cầu năng lượng dài hạn.

N.K.L - NASATI (Theo ScienceDaily)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm