Chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp sẽ thúc đẩy sự hình thành chất béo?
(Dân trí) - Nhiều người chọn các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp để thay thế đường, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những chất này không ích lợi gì. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng việc tiêu thụ một lượng lớn các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp có thể thúc đẩy sự hình thành chất béo, đặc biệt là ở những người bị béo phì.
Để có được những kết quả nghiên cứu này, Tiến sĩ Sabyasachi Sen, Đại học George Washington ở Washington, D.C., và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân tích những tác động của chất sucralose lên các tế bào gốc trong các mô chất béo của người tham gia nghiên cứu và các mẫu chất béo lấy từ bụng.
Những phát hiện này đã được trình bày tại ENDO 2017 - cuộc họp thường niên lần thứ 99 của Hiệp hội Nội tiết, tổ chức tại Orlando, FL.
Sucralose là chất tạo ngọt nhân tạo không chứa calo, nó ngọt hơn khoảng 650 lần so với đường. Nó thường được dùng để thay thế đường trong hàng loạt các sản phẩm, nao gồm các loại nước sô đa dành cho người ăn kiêng, chất làm ngọt dạng viên nét (như đường hóa học Splenda), baking mixes, kẹo gôm, ngũ cốc điểm tâm, và thậm chí đồ gia vị làm salát.
“Với dữ liệu đã được dẫn chứng mối liên quan đến sức khỏe được ghi nhận rộng rãi của việc tiêu thụ đường, số người đang chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm và các chất làm ngọt nhân tạo khác có chứa sucralose ngày càng tăng, với quan điểm rằng chúng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những chất làm ngọt này thúc đẩy gây ra các rối loạn chuyển hóa”, Ts. Sen cho biết.
Về phần nghiên cứu này của họ, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm các bằng chứng làm tăng thêm sự hiểu biết về cách thức các chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp đã ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể ở cấp độ tế bào.
Sucralose dẫn đến tích tụ các giọt chất béo trong các tế bào gốc thu nhận từ chất béo
Lần đầu tiên, tiến sỹ Sen và nhóm nghiên cứu đi sâu nghiên cứu sucralose cho đến các tế bào gốc lấy từ mô mỡ của con người.
Các tế bào gốc này đã được cho hấp thụ với các chất làm ngọt nhân tạo trong thời gian tổng cộng là 12 ngày với liều lượng là 0.2 milimen - tương đương với nồng độ chất tạo ngọt trong máu của những người đã tiêu thụ khoảng 4 lon soda dành cho người ăn kiêng mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng các tế bào gốc này có sự gia tăng biểu hiện gen là các chỉ số về sự sản sinh chất béo và viêm. Ngoài ra, các tế bào gốc này đã bộc lộ sự gia tăng tích tụ các giọt chất béo, đặc biệt là khi hấp thụ một lượng sucralose cao hơn 1 milimolar.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu chất béo được sinh thiết từ bụng của 8 người trưởng thành tham gia nghiên cứu, có 4 người trong số đó bị béo phì và 4 ngiời nằm trong vùng cân nặng khỏe mạnh (healthy weight). Tất cả những người này đều cho biết họ đang tiêu thụ các chất tạo ngọt có lượng calo thấp, chủ yếu là sucralose và aspartame. Các mẫu chất béo ở bụng sau đó được so sánh với các mẫu của những người trưởng thành không tiêu thụ các chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những người trưởng thành tiêu thụ các chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp không chỉ cho thấy có sự gia tăng chuyển hóa đường vào các tế bào mà còn bộc lộc rõ biểu hiện gen quá mức có liên quan đến sự sản sinh chất béo.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy biểu hiện quá mức của cơ quan thụ cảm vị ngọt đã tăng lên cao gấp 2.5 lần trong số các mẫu chất béo của những người trưởng thành tiêu thụ các chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp. Sự biểu hiện quá mức này có thể đóng một phần quan trọng trong việc vận chuyển glucose vào tế bào. Từ đây, glucose được hấp thụ vào máu. Đặc biệt là những tác động của chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp mạnh nhất ở những người béo phì.
Tiến sĩ Sen và các đồng nghiệp cho biết những phát hiện của họ chỉ ra rằng các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp có thể làm rối loạn chuyển hóa theo cách thúc đẩy sự hình thành chất béo.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sự gia tăng vận chuyển đường vào các tế bào có thể liên quan đặc biệt đối với người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường giai đoạn chưa phát triển hoặc tiểu đường vì những người này vốn dĩ đã có mức đường máu cao hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trước khi có kết luận cụ thể về tác động của các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp đối với quá trình trao đổi chất ở người.
TS. Sabyasachi Sen cho biết: “Đối với nghiên cứu này, chúng tôi tin rằng chất tạo ngọt hàm lượng calo thấp thúc đẩy sự hình thành chất béo tăng lên bằng cách cho phép nhiều đường “xâm nhập” vào trong các tế bào và thúc đẩy viêm dẫn đến gây hại cho những người béo phì”.
P.T.T –NASATI (Theo Medical News Today)