1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya

Trang Phạm

(Dân trí) - Himalaya có những đỉnh cao nhất so với bất kỳ dãy núi nào trên Trái đất và là nơi có trữ lượng băng tuyết lớn nhất bên ngoài vòng Bắc Cực và Nam Cực.

Nhưng việc ở trên cao và biệt lập đã không giúp khu vực này tránh được ô nhiễm không khí công nghiệp.

Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya - 1

Một báo cáo mới đã phân tích thành phần của các hạt trong không khí trên dãy núi trải dài qua Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan, Nepal, và phát hiện ra sự hiện diện dồi dào đến mức đáng báo động của carbon nâu.

Carbon trong khí quyển được chia thành carbon đen và carbon nâu. Trong đó, carbon đen là một chất dạng hạt mịn, chủ yếu là carbon nguyên chất. Nó thường được hình thành trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn ở nhiệt độ cao và là thành phần chính của muội than.

Carbon nâu là carbon trộn với ôxy nhưng cũng có dấu vết của các nguyên tố khác như nitơ, lưu huỳnh và kali. Chất này chủ yếu được tạo ra trong quá trình đốt sinh khối hoặc thảm thực vật và cuối cùng tạo ra những quả cầu hắc ín, những quả cầu nhỏ, nhớt chỉ có kích thước vài trăm nanomet.

Các nghiên cứu trước đây từ lâu đã làm nổi bật ảnh hưởng của carbon đen trong khu vực và theo dõi cách các hạt sol khí này di chuyển dọc theo quỹ đạo của khối không khí từ Trung Quốc và Ấn Độ đến Cao nguyên Tây Tạng và Himalaya. Carbon nâu đã bị nghi ngờ đi theo con đường tương tự.

Những mẫu không khí được lấy tại một trạm ghi độ cao từ xa trên sườn phía bắc của dãy Himalaya và nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 28% trong số hàng nghìn hạt được phát hiện là những quả cầu hắc ín.

Những quả cầu hắc ín này vừa hấp thụ ánh sáng vừa hấp thụ nhiệt, khiến băng tuyết khó phản xạ lại tia Mặt trời và do đó sông băng dễ tan chảy hơn.