1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bí ẩn vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra cách đây 4.000 năm

Nam Đoàn

(Dân trí) - Khu vực đông bắc Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bức tranh bí ẩn, một hố chôn tập thể với hàng chục bộ xương của phụ nữ và trẻ em có một điểm đặc biệt: chúng bị chặt đầu.

Bí ẩn vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra cách đây 4.000 năm - 1

Các bộ hài cốt không đầu được phát hiện tại khu khảo cổ Honghe (Ảnh: Futura Science).

Các nhà khảo cổ học đưa ra giả thuyết, đây có thể là một nghi lễ hoặc là dấu hiệu của những cuộc đụng độ bạo lực giữa các bộ tộc thời cổ đại.

Những bộ xương này được tìm thấy tại khu khảo cổ Honghe (Hồng Hà), nằm ở tỉnh Hắc Long Giang.

Nó gây ấn tượng mạnh với các nhà nghiên cứu, do chúng nằm trong một ngôi mộ tập thể quy tụ phụ nữ và trẻ em, có thể làm chứng cho bạo lực từ những cuộc đụng độ giữa các dân tộc trong thời kỳ đồ đá mới. 

Đối mặt với sự đối xử tàn ác này, các nhà khoa học đặt câu hỏi về phạm vi của hành động đó: sự tàn bạo mù quáng đơn giản, tấn công có chủ đích hay nghi thức nào đó.  

Thợ săn đầu người thời đồ đá mới

Kể từ khi được phát hiện vào những năm 1990, địa điểm Honghe, đã được khai quật nhiều lần. Trong hơn ba thập kỷ, ngoài nhiều hiện vật khác nhau như đồ gốm, các nhà khảo cổ còn khai quật được 68 bộ xương. 

Đặc biệt, 41 bộ hài cốt trong số đó bị mất đầu. Một vài hộp sọ đã được tìm thấy ở các khu vực xung quanh, nhưng phần lớn đều không có hộp sọ.

Trong số 41 bộ xương bị chặt đầu, tất cả đều được xác định là của phụ nữ và trẻ em. Họ có thể là nạn nhân từ bộ lạc kẻ thù.

Một số giả thuyết được đưa ra, các cá nhân có thể đã bị tấn công khi những người đàn ông của bộ tộc đang rời khỏi khu trại. 

Trong ngôi mộ tập thể, các nhà nghiên cứu, xác định 32 bộ xương đã bị hành hạ dã man và bị giết chỉ trong một cuộc đột kích. Trở về trại, những người đàn ông trong bộ tộc có thể đã chôn xác trong các hốc riêng biệt trước khi rời khỏi nơi này vĩnh viễn.

Bí ẩn nhân học

Những bộ xương của Hồng Hà đã thu hút sự quan tâm của các nhà nhân chủng học. Khám phá kỳ lạ này nêu bật tính bạo lực của các cuộc đấu tranh giữa những người du mục trong thời cổ đại ở Trung Quốc.

Chúng ta vẫn còn phải hiểu rõ lý do cho sự bùng nổ như vậy. Một số dân tộc ở Trung Quốc thời kỳ đồ đá mới đã lấy đầu xác chết cho mục đích nghi lễ. Chặt đầu là cách để người chiến thắng hấp thụ linh hồn và sinh lực của người bị giết trong trận chiến. 

Bộ tộc tấn công Hồng Hà, 4.100 năm trước là một cộng đồng thợ săn-ngư dân, đã hình thành hệ thống phòng thủ xung quanh nơi có sự sống. Khu vực này có thể là đối tượng từ những xung đột tiềm ẩn giữa các xã hội khác nhau, tồn tại vào khoảng năm 2.000 trước Công nguyên.

Nghiên cứu bước đầu cung cấp bản phân tích về ý định đằng sau những vụ chặt đầu này, dựa trên lịch sử của các dân tộc khác trên thế giới để hiểu lý do dẫn đến bạo lực như vậy. 

Lưu ý rằng, các luận điểm được nêu trong nghiên cứu vẫn chỉ mang tính giả thuyết, do thiếu luận điểm chắc chắn.